Chủ Nhật, 25 tháng 4, 2010

THƯ GỬI BBT BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

 

Kính gửi ban biên tập báo Quân đội Nhân dân

     Tên tôi là Đỗ Xuân Thọ, người đã viết bức thư từ đáy lòng đối với Đảng, nay xin được tranh luận với ông Đỗ Phú Thọ

      Trong bài :”Tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN” của ông Đỗ Phú Thọ đăng trên tờ Quân đội Nhân dân ngày 26/4/2010 ở mục “ Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” ông ta cho rằng mô hình Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một mô hình chưa từng có ở đâu, rằng đây là sựsáng tạo tuyệt vời của ĐCS VN (mà thực chat là của ban Tư tưởng Văn hóa TƯ).

     Thưa ông, ông hãy nhìn sang các nước Tư bản, những quỹ cho người thất nghiệp lớn biết chừng nào…một số nước, học sinh, sinh viên còn không mất tiền học…quỹ dành cho người nghèo lúc nào cũng có…Chỉ những người chỉ biết Mác biết Lênin như ông mới tưởng rằng cái mô hình mà các ông đánh cắp của các nước Tư bản rôi gắn cho nó một cái mác XHCN là mới mẻ, là sáng tạo!!!Thật nực cười!!!.

     Tôi nói nó quái gở làvì nó khoác cái tên ĐỊNH HƯỚNG XHCN để lừa dân nhưng thực chất nó làNỀN KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA!!!

     Nó quái gở còn ở chỗ ở các nước Tư bản,tiền đóng thuế của nhân dân và tiền nhà nước nhân danh nhân dân đi vay của nước ngoài đều được công khai, minh bạch với toàn dân , còn bằng cái “Định hướng XHCN” của các ông thì đến đại biểu quốc hội còn nắm mù mờ chứ đừng nói đến dân!!! Đây chính là môi trường cho lũ quan tham nhũng vơ tiền vào túi!!!! Sau này con cháu chúng ta sẽ è cổ ra trả nợ như Hy Lạp bây giờ.  

       Thôi mà , chính các ông cũng biết cái mô hình này nó mang một cái tên giả …Đảng đã nói dối làm sao ngăn được các cháu học sinh nói dối....rồi cả dân tộc nói dối.....

      Tôi đau lòng lắm....

      Nếu cứ ĐỊNH HƯỚNG XHCN u u minh minh thế này thì tiền vay của nước ngoài, 1/4 rơi vào túi một số kẻ đại diện cho cái mô hình này. Các dự án của nước ngoài biến thành dự án xây nhà xây sân gôn …Nông dân bị cướp đất….Sau này con cháu ta trả nợ chúng sẽ chửi cả Đảng, cả Bác Hồ...

        Thôi mà hãy vất ngay cái CNXH đi!!! Và thay vào đó là CN Dân tộc!!!! Đừng vì các ông đã chọn CN Mác-Lênin làm nghiệp sống của mình mà bắt cả Đảng này bị những đứa con cháu đời sau chửi rủa....

        Tôi mà như các ông tôi sẽ chuyển sang nghiên cứu Triết học Phương Đông hoặc nếu không có khả năng thì đi bán lòng lợn tiết canh chứ quyết không lừa trẻ con người già

  Kính thư

Đỗ Xuân Thọ

ĐÒN PHẢN PHÁO ĐẦU TIÊN CỦA NHỮNG NGƯỜI MACXIT LÊNINIT VIÊT NAM

 

 

 

Làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”

 
 
Tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
QĐND - Chủ Nhật, 25/04/2010, 23:18 (GMT+7)

Càng gần đến ngày chúng ta tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các thế lực phản động càng tăng cường chống phá bằng những bài viết xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, trong đó có những vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Có những ý kiến suy diễn thiếu khách quan, cho rằng đó là “mô hình kinh tế quái gở”. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh đây là mô hình kinh tế tối ưu của Việt Nam trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn của Đảng ta.

Sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam  khởi xướng và lãnh đạo. Công cuộc đổi mới này đã được toàn dân ủng hộ và thu được những thành tựu quan trọng mà cả thế giới đều công nhận. Sự hình thành tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là cả một quá trình tìm tòi thể nghiệm, phát triển từ thấp lên cao, từ chưa đầy đủ, hoàn thiện tới ngày càng đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới của Đảng ta. Tại đại hội này, lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra quan điểm “phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội”, coi đây là vấn đề "có ý nghĩa chiến lược và mang tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội". Đến Đại hội VII, Đảng đã khẳng định: "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Tới Đại hội Đảng VIII, Đại hội IX và Đại Hội X, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được khẳng định một cách sâu sắc, đầy đủ hơn như là mô hình kinh tế tổng quát hay mô hình mới của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Để chuẩn bị cho Đại hội XI của Đảng, từ nhiều tháng nay, các cơ quan chức năng của Đảng đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực tiễn và chắc chắn, trong các văn kiện trình Đại hội, nội dung về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sâu sắc, bắt nguồn từ bối cảnh thời đại và điều kiện lịch sử – cụ thể của đất nước. Thực tiễn đã khẳng định, sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế  đã đáp ứng được yêu cầu "đi tắt, đón đầu" và phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam.

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa dẫn đến nền kinh tế thị trường đã trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển với nhiều mô hình khác nhau. Ngay trong thời hiện đại này cũng có mô hình: Kinh tế thị trường tự do, kinh tế thị trường xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội, kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa... Tại Việt Nam, có thể hiểu khái quát: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là kinh tế thị trường, vừa tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa phải theo định hướng của chủ nghĩa xã hội. Có nghĩa là, trong khi chú ý tới tăng trưởng kinh tế, thì hết sức coi trọng tới vấn đề xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế sự chênh lệch giàu-nghèo, phấn đấu để có nhiều người giàu nhưng đồng thời cũng hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ tình trạng đói nghèo trong nhân dân. Bên cạnh đó, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm chăm lo cho những người có công, những gia đình neo đơn, gặp khó khăn, cơ nhỡ, những đối tượng được xem là yếu thế trong xã hội.

Hiện tại, kinh tế thị trường của Việt Nam không phải là kinh tế thị trường tự do, nhưng cũng chưa phải là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, có nghĩa là Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ, giai đoạn chuyển đổi, đòi hỏi phải giải quyết rất tốt mối quan hệ giữa cung và cầu, quy luật giá trị với sự định hướng bằng kế hoạch, bằng chính sách, bằng chiến lược của Nhà nước; mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; trong khi chú ý mở cửa hội nhập, vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn cho được truyền thống văn hóa của dân tộc, làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Đây là nhân tố bảo đảm cho việc phát triển bền vững, bảo đảm cho định hướng xã hội chủ nghĩa… Như vậy, mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân Việt Nam.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, bằng các công cụ điều tiết như chính sách thuế, chính sách quản lý thị trường, chính sách thu hút đầu tư… Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng, hữu cơ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Khu vực kinh tế nhà nước, cùng với nhà nước có chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước thay mặt nhân dân nắm giữ những doanh nghiệp chủ chốt trong hệ thống kinh tế quốc dân. Đó cũng là những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không làm được hoặc không hiệu quả.

Thực tế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hơn hai chục năm qua đã khẳng định đây là mô hình tối ưu của Việt Nam trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội,  là nhân tố bảo đảm cho phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vận hành theo cơ chế này, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ chỗ nghèo nàn lạc hậu, đến giờ đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Từ chỗ làm không đủ ăn, thu không đủ chi, xuất ít, nhập nhiều, bây giờ hàng hóa tràn ngập thị trường Việt Nam. Từ chỗ khép kín, hiện Việt Nam mở cửa quan hệ rộng lớn với tất cả các nước trên thế giới. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Hơn hai chục năm trước, Việt Nam  có tới 48% số hộ nghèo, đến giờ còn khoảng 10%. Vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, trong năm 2009, khi đại đa số các nước tăng trưởng âm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương. Đặc biệt, trong giai đoạn từ đầu năm 2010 đến nay, trước sóng gió của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển một cách ngoạn mục. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I-2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước; thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 26,23% so với cùng kỳ năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38%; ...

Rõ ràng, thực tế đã khẳng định, xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội loài người. Mục tiêu của nền kinh tế này là phát triển kinh tế để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đây là mô hình do chúng ta tự xây dựng, không có khuôn mẫu cụ thể do đó, trong quá trình xây dựng không tránh khỏi khiếm khuyết. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận rõ những khiếm khuyết này và đã từng điều chỉnh trong từng giai đoạn. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tới đây, trong Cương lĩnh mới của Đảng, mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với xu thế mới của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Quan điểm của một số người cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện nay “chẳng giống ai”, “khoác tấm áo của chủ nghĩa xã hội nhưng bên trong lại là tư bản”, là nền kinh tế “quái gở”… là cố tình bóp méo sự thật.

 

Đỗ Phú Thọ

Thứ Bảy, 24 tháng 4, 2010

"...Dân tộc chúng ta sinh ra và lớn lên trên một mảnh đất mấy nghìn năm nay chưa giờ phút nào nguội tắt ngọn lửa chiến tranh. Từ trong đêm mờ xa xôi của lịnh sử, hình ảnh cha ông ta, hình ảnh con người Việt Nam suốt hàng trăm thế hệ nối tiếp bao giờ cũng là hình ảnh một con người cầm vũ khí đứng lên trong cuộc chiến đấu trường kỳ và dữ dội để giành và giữ lấy quyền sống của mình. Không biết có nơi nào nữa trên trái đất, quyền làm người được bảo vệ bằng nhiều máu đến vậy không? Giá như chúng ta minh họa lịch sử dân tộc thì có trang nào, dòng nào mà không phải vẽ thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu? Máu thắm đượm rãnh cày ta gieo hạt giống, máu thấm đượm mảnh sân con ta nô đùa ngày bé, máu thắm đượm con đường nơi đó mẹ ta lau nước mắt ngày tiễn ta ra đi, máu thắm đượm bờ ao em ta ngồi giặt áo trên chiếc cầu nhỏ gập ghềnh... Ôi dân tộc ta từ trong máu lửa mà sinh ra, mà lớn lên. Từ trong máu lửa bốn nghìn năm chúng ta đứng dậy và cất tiếng nói. Từ trong máu lửa đỏ cháy cả không gian và thời gian như vậy, tưởng như chỉ có thể là tiếng kêu rú căm hờn, dân tộc ta chỉ có thể nấc lên tiếng khóc xé ruột, xé lòng... Thế nhưng lạ lùng thay, từ trong máu lửa cháy đỏ cả lịch sử, chúng ta lên tiếng nói, và tiếng nói ấy lại là tiếng hát trữ tình, điềm đạm, trong sáng, duyên dáng và say sưa như một cuộc hẹn hò, xao xuyến như buổi gặp gỡ ban đầu. Một dân tộc đánh giặc bốn nghìn năm mà tiếng hát vẫn êm dịu, uyển chuyển như vậy, dân tộc ấy mãnh liệt và bình tĩnh biết chừng nào...." NGUYỄN TRUNG THÀNH

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Đảng Bộ Viện KH&CN GTVT      ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

  Chi bộ Viện CN Cầu-Hầm

                                       BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

          Tên tôi là Đỗ Xuân Thọ, đảng viên hiện đang sinh hoạt tại chi bộ Viện Chuyên Ngành Cầu Hầm thuộc Đảng bộ Viện Khoa học và Công nghệ GTVT. Sau khi đọc xong thông báo số 02/TB-CBCH ngày 15 tháng 4 năm 2010 của chi bộ Cầu Hầm tôi xin trình bầy một số ý kiến sau đây:

         Chi bộ khẳng định rằng những ý kiến và quan điểm của tôi trong lá thư gửi BCH TƯ ĐCSVN và cuộc trả lời phỏng vấn của tôi với đài RFA là trái với tư tưởng Mác-Lênin, trái với cương lĩnh chính trị và điều lệ Đảng. Tuy nhiên tôi thấy rằng toàn bộ TƯ ĐCSVN đã phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin, nền tảng tư tưởng của Đảng  khi cho đảng viên làm kinh tế tư nhân, tôn vinh những nhà Tư sản.cho các lễ hội dân tộc mê tín dị đoan phát triển v.v…sao không đem ra kỷ luật trước đã

        Thôi mà, với tất cả sự chân thành, tôi khuyên các đồng chí hãy nhìn thẳng vào sự thật và nhận ra những điều tôi viết trong thư là đúng. Nếu bắt tôi kiểm điểm, tôi sẽ dễ dàng chứng minh TBT Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  là những tên PHẢN BỘI lại CN Mác-Lênin  còn tệ hại hơn Khơ-rút-xôp ở Liên xô cũ…

       Thật sự đã đến lúc cần thay con ngựa, già ốm yêu , bệnh tật- CN Mác-Lênin bằng một con rồng hùng mạnh có khả năng quy tụ tất cả sức mạnh của con cháu vua Hùng đó là CN Dân tộc rồi các đồng chí ạ….

      Thọ lại khóc rồi vì những người đồng đội xưa đang bắn vào nhau…..

                      Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2010

                                     Người viết

           

                                   Đỗ Xuân Thọ