Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

THƠ CỦA MỘT THẰNG BẠN TẶNG THỌ

Nỗi nhớ đêm khuya

- Mùa nắng lửa Quảng Trị 1972
-Thân tặng Đỗ Xuân Thọ
- Một thằng nối khố
- Một thằng lính pháo phòng không đang ở bờ Bắc sông Thạch Hãn

Sau một ngày chiếu nắng, mặt trời ngả mình ở bên kia dãy núi cao cao.
Thủy chung thức trọn cùng trời sao.
Tôi ngồi trên mâm pháo
Mắt nhìn xuyên yên lặng mênh mông
Mẹ
Mẹ ơi
Mẹ ngủ ngon không?
Vời vợi từng không, sâu thẳm . cồn cào
Nhớ tự ngày xưa, đêm nảo đêm nào
Thức giấc nghe tiếng nhẹ pho pho
À
Tôi chợt nhận ra
Mẹ đang thổi lửa
Thế là tôi không tài nào ngủ nữa
Vì Mẹ khúc khắc ho
Vì than hồng nằm giữa bụi tro
Vì nghe tiếng pho pho mẹ thổi
Ngoài đầu hồi
Con gà vươn cổ gáy
Cũng muốn làm thức dậy bình minh
Kia kìa trông ánh lửa lung linh
Bếp của mẹ bập bùng tỏa sáng
Nào nhớ được mấy mùa mấy tháng
Sáng sáng nào cũng mẹ dậy nấu cơm
Tôi chìm trong hương lửa thơm thơm
Tôi chìm trong lòng mẹ

Nỗi nhớ càng cồn cào sâu lắng
Lại càng thương nhành lá thơ ngây
Ngày ngày reo cười vui đón sáng
Đêm mơ về nhú nụ xòe hoa
Phá giấc mơ là lũ “ con ma “
Thay tiếng sét lòng ta – súng nổ
Ngày xưa muốn đại bàng gãy cổ
Thạch Sanh bắn tên vàng
Ngày lại ngày bom pháo chan chan
Cỏ cây ơi cứ ngủ cho ngoan
Đừng giật mình khi nòng thép gầm vang
Thổi đi những hòn than của Mẹ

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Theorem: At the Center of the Universe there is only one language!!!!!!!!!!!! Proof: The language of every object in the universe, think back to the end is the object. Intersection of these objects must contain the Center of the Universe (according to Theorem 6 in Chapter 1 of the Center of the Universe theory). Because the Center of the Universe is unique and should exist at the Center of the Universe inferred only a single language........................... ---------------------------- Định lý: Tại Tâm Vũ Trụ chỉ có duy nhất một ngôn ngữ Chứng minh: Ngôn ngữ của mọi đối tượng trong Vũ Trụ, suy cho đến cùng lại chính là các đối tượng. Miền giao của các đối tượng này phải chứa Tâm Vũ Trụ (theo định lý 6 trong chương 1 của thuyết Tâm Vũ Trụ). Vì Tâm Vũ Trụ là tồn tại và duy nhất nên suy ra tại Tâm Vũ Trụ chỉ có một ngôn ngữ duy nhất ----------------------------------------- Định lý này có tính ứng dụng rất cao. Nếu chúng ta biết ngôn ngữ tại Tâm Vũ Trụ thì chúng ta có thể "thuyết phục" những con vi trùng trong người chúng ta ra khỏi người ta; chúng ta có thể hiểu được sự "trò chuyện" của trái đất với mặt trời nhằm biết động đất sẽ xẩy ra ở đâu và lúc nào; Chúng ta có thể dạy học cho các bào thai 1 ngày tuổi v.v.....

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

TÂM VŨ TRỤ


ĐỖ XUÂN THỌ



TÂM VŨ TRỤ
 

                                                    
                                  Suốt đời tìm kiếm Tâm Vũ Trụ
                                  Để tuổi xuân cuồn cuộn chảy về Không
                                                                          Đỗ Xuân Thọ



         NHÀ XUẤT BẢN DÒNG HỌ ĐỖ VIỆT NAM

   Triết học với tư cách là một khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy do đó đối với mỗi cá nhân, triết học là triết lý sống, là khởi nguồn của đạo đức, là khởi nguồn của niềm tin và là khởi nguồn của ý chí.
Một dòng họ được xem là phát triển nếu gia phong của dòng họ đó là phát triển, mà gia phong lại được xây dựng từ triết học mà dòng họ đó tin tưởng.
Đối với một dân tộc, triết học sinh ra bản sắc văn hóa của dân tộc đó Một dân tộc mạnh hay yếu trước hết phải đánh giá bằng thứ triết học của chính dân tộc mình.
Ngay cả khi phải tiếp thu một triết học từ bên ngoài thì bản thân dân tộc đó cũng phải có một triết học của riêng mình để với tư thế của người có chính kiến mời khách vào đàm đạo.
Triết học của một dân tộc đẻ ra bản sắc văn hóa  của dân tộc đó. Triết học của một dòng họ sinh ra gia phong, nề nếp của dòng họ đó. Triết học của một cá nhân sinh ra niềm tin, tình yêu, đạo đức và ý chí của cá nhân đó.
Dân tộc Việt Nam suốt gần 5000 năm lịch sử vẫn chưa có một triết học được viết thành văn mặc dù triết học của người Việt đã có từ thời các vua Hùng. Điều này khiến tác giả, một người con của đất Việt, quyết tâm xây dựng một triết học cho chính dòng họ mình, cho chính dân tộc mình, một triết học "Made in Vietnam".
Sau 20 năm nghiền ngẫm tác giả đã xây dựng xong triết học Tâm Vũ trụ. Trong thời gian đó tác giả ngắt hết thông tin về triết học để không bị chi phối bởi bất kỳ tư tưởng nào.
Quyển sách mỏng này là một học thuyết thể hiện vũ trụ quan của tác giả. Học thuyết Tâm Vũ Trụ nằm trong miền giao của Triết học, Toán học và Vật lý tuy nhiên phần Triết học được nhấn mạnh nhất
Tác giả quyết định hiến dâng cho dòng họ Đỗ, dòng họ Phạm và dân tộc Việt Nam triết học Tâm Vũ Trụ của mình. Mong rằng những người con của đất Việt bổ sung vào cho đầy đủ và hoàn chỉnh để cho dân tộc ta có một triết học do người Việt Nam sang tạo.
Trong quyển sách mỏng này, công cụ mà tác giả dùng để diễn đạt là Toán học và Triết học. Xin nhấn mạnh là tác giả chỉ mượn phương pháp tiên đề và lý thuyết tập hợp của toán học như một xúc tác, như một sự gợi mở cho những ý tưởng sâu xa về triết học của bạn đọc chứ không dùng nó một cách khiên cưỡng, máy móc.
Để đọc quyển sách này, bạn đọc không cần phải chuẩn bị bất kỳ kiến thức nào khác ngoài một tư duy vững vàng về toán học và một chút hiểu biết về lý thuyết tập hợp.
Theo kinh nghiệm dạy đứa con trai trưởng của tác giả, một em học sinh lớp 6, khá về toán là có thể đọc hiểu học thuyết này
Với lòng biết ơn chân thành những ý kiến góp ý của bạn đọc, chúng tôi đã tiếp thu và sửa chữa rất nhiều nhưng chắc chắn vẫn còn thiếu sót.
Mọi ý kiến của các bạn xin gửi đến địa chỉ email:
ĐT: 091 411 9002
Hà nội, 22-2-2002
ĐỖ XUÂN THỌ

Thực ra, tôi không muốn đăng bốn chương 5, 6, 7 và 8 vì muốn dành riêng cho hai con trai của mình nhưng do lời khuyên của con trai trưởng của tôi khi về nước thăm nhà: "Bố không cần giấu lý thuyết của bố ! Một học sinh lớp 12/12 của bất cứ quốc gia nào đều có thể hiểu nguyên lý chế tạo bom nguyên tử nhưng không phải quốc gia nào cũng có thể chế tạo được vì đó là công nghệ ! Bố có thể giấu công nghệ điều khiển sóng ý thức (SYT) còn phần lý thuyết thì bố cứ công bố vì biết đâu có một đứa trẻ Việt Nam nào đó phát triển rất thành công lý thuyết của bố" nên tôi đã đổi ý.
Trong lần sửa này, tác giả đã đưa vào 5 chương mới: Chương 0 : Những kiến thức chuẩn bị, chương 5: Tâm Vũ Trụ và Bản Số, chương 6: Sự phân loại âm dương của 7 thành tố có ở trong Tâm Vũ Trụ, chương 7: Lý thuyết huyệt đạo và chương 8: Phép thiền toán Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã đưa vào đầy đủ lý thuyết tập mờ và logic mờ của L.A.Zadeh  trong phụ lục B để độc giả tiện tra cứu 
Chương 5 và chương 6 được viết hết sức ngắn gọn và cô đọng nhưng vô cùng quan trọng.
Chương 7: Lý thuyết huyệt đạo được trình bày một cách hạn chế, vì lý do an ninh của dân tộc. Phần lớn các định lý trong chương này chỉ được nêu ra mà không chứng minh. Tuy nhiên, những định lý quan trọng nhất đã được chứng minh chặt chẽ.
Trong chương 8, tác giả trình bày phép thiền toán Việt Nam. Đây là kết quả nghiên cứu của 20 năm của tác giả. Chính nhờ phép thiền toán Việt Nam mà tác giả đã xây dựng được quyển sách này. Nó đặc biệt hữu ích cho những học sinh, sinh viên tự học. Nó là phương pháp có thể nói là duy nhất để tìm đến chân lý tuyệt đối (Tâm Vũ Trụ).
Khi đọc quyển sách này bạn hãy bỏ qua ngay chương 0 mà nhảy ngay đến chương 1. Vì chương 0 để cấu trúc của quyển sách được khép kín và thỏa mãn những giáo sư khó tính nhất. Chương 0 không phải là của tác giả mà là phần phụ lục tuyệt vời của J.L. Kelly trong phần phụ lục của cuốn sách General Topology của ông [2]. Tác giả chỉ biên soạn lại chút ít để cho độc giả dễ đọc.
Chương 1 cần phải được nghiền ngẫm kỹ lưỡng. Nếu hiểu được chương 1 thì các chương sau trở nên dễ dàng. Chúng ta có thể quay lại chương 0 khi đọc đến chương 5: Tâm Vũ Trụ và bản số.
Có một sự rất khó lựa chọn đối với tác giả vì nếu viết không chặt chẽ thì sẽ bị những Giáo sư khó tính nhất sẽ chê là thiếu chặt chẽ, còn nếu viết chặt chẽ thì có rất nhiều người cho là khó đọc. Tác giả đã lựa chọn cách thứ nhất vì sự chặt chẽ của một công trình khoa học là tôn chỉ cao nhất. Chính vì những lẽ trên, quyển sách này hơi khô khan, mong độc giả thông cảm.
Từ chương 1 cho đến chương 4 (những lần công bố trước) đã được sửa chữa rất nhiều lần sau khi tác giả đăng và gửi công trình của mình trên các trang web, thư điện tử, sách in và nhận được nhiều phản biện từ các nhà khoa học (tự nhiên và xã hội) trong và ngoài nước. Nhiều ý kiến đã được tiếp thu và thay đổi trong quyển sách công bố lần này. Tác giả vô cùng cảm ơn GS.TSKH. Nguyễn Văn Khang, GS.TSKH. Nguyễn Xuân Hùng, TS. Lê Chí Thành, TS. Bùi Xuân Ngó, TS. Đỗ Đức Hạnh, GS.TS Tô Duy Hợp, GS.TS. Phạm Công Hà, PGS.TS. Trần Đức Trung, GS.TS. Nguyễn Xuân Lạc, TS. Nguyễn Nam Hà, Đạo sỹ Phạm Văn Khiêm, Đạo sỹ Nguyễn Quyết Định, Nhà nghiên cứu tâm linh Nguyễn Phúc Giác Hải, Thiếu tướng Chu Phác, ThS. Bùi Phương Lan, ThS. Vũ Thị Hiên, Cử nhân Hà Văn Cường và thằng bạn thân nhất của tôi KS. Nguyễn Văn Minh, trang web vatlyvietnam.org, trang web thegioivohinh.org, v.v…và rất nhiều ý kiến chân thành của các bạn gần xa ở cả năm châu …, đã cho những phản biện quý giá.
Tác giả cũng vô cùng cảm ơn sự tài trợ tiền in ấn và những lời khuyên quý giá của Luật sư Nguyễn Trần Bạt.
Ngày 15/4/2012 vừa rồi tác giả đã tổ chức một cuộc hội thảo trình bày thuyết Tâm Vũ Trụ trước 20 giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thiền sư và những người nghiên cứu về tâm linh và đã nhận được những góp ý vô cùng quý giá.
Tác giả đã cố gắng sửa chữa, tuy nhiên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Mọi góp ý, phê bình và phản biện xin gửi cho tác giả theo địa chỉ:
Email : tsdoxuantho@gmail.com
Điện thoại : 091 411 9002.
Địa chỉ nhà riêng: 12 ngõ 1142 Đường La Thành, Hà Nội.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012
Tác giả
ĐỖ XUÂN THỌ


        Chương 1 là chương rất quan trọng vì nó là cơ sở cho những chương sau. Chương 1 gồm ba phần: Vũ trụ, Tâm Vũ trụ và Kết luận. Chương này đã được công bố trên tạp chí Triết học tháng 1 năm 2003. Phần Tâm Vũ trụ là phần trọng tâm của chương 1.
   Trước khi đưa ra những tiên đề, định lý về Vũ trụ chúng ta phải xây dựng được các khái niệm cơ bản. Các khái niệm này như là vật mang tin. Nó giống như chữ viết và ký hiệu để diễn đạt một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nội dung thông tin chứa trong chúng là vô hạn, đến mức mà cùng với sự phát triển của lý thuyết chính những khái niệm cơ bản này cũng thay đổi. Mặc dù vậy, vận tốc của sự thay đổi này là nhỏ hơn nhiều lần sự thay đổi của các tiên đề, các định lý. Nói một cách khác, chúng “ổn định” hơn các tiên đề, định lý và chúng ta có thể “cứng hoá” các khái niệm đó.
     Ta sẽ bắt đầu bằng khái niệm Đối tượng. Đối tượng dùng để chỉ mọi thứ: bát cơm, manh áo, con người, trái đất, hệ mặt trời, thiên hà, ý nghĩ,khái niệm, học thuyết, xã hội, một chính thể v.v... Khái niệm Đối tượng có tác dụng tạo ra một sự khu biệt trong tư duy khi ta xét đến một vật, một thực thể, một khái niệm, một hệ thống v.v... nào đó. Đối tượng, như sau này sẽ thấy, nó gần giống như khái niệm tập hợp nhưng không phải tập hợp vì không có đối tượng nào trống rỗng tuyệt đối.
    Tiếp theo là khái niệm Lớp và Tập hợp. Đầu tiên ta tạm hiểu nó như khái niệm lớp và tập hợp cổ điển đã trình bầy trong chương 0 và lớp mờ, tập hợp mờ theo nghĩa của A.L. Zadeh trình bầy trong phụ lục B.
    Khái niệm Vô cùng dùng để chỉ sự vô biên, vô tận, không bờ bến, không bị hạn chế v.v...
    Duy nhất là khái niệm chỉ sự: chỉ có một không có hai.
    Tiếp theo là khái niệm Vận động. Vận động có thể hiểu như sự đổi chỗ trong không gian và thời gian, sự thay đổi trong các phản ứng hoá học, sự phát triển hoặc suy thoái của một quốc gia, một học thuyết hoặc một chính thể. Nó chỉ sự sinh trưởng hoặc chết đi của một sinh vật, sự thay đổi trong tư duy của một con người v.v...
Cùng với sự vận động còn có khái niệm vận tốc, gia tốc v.v...
   Như vậy ta đã trình bầy một số khái niệm cơ bản. Nội dung thông tin chứa trong các khái niệm cơ bản là vô hạn, bởi thế không nên hy vọng có thể hiểu được ngay tức thì. Ý nghĩa của chúng sẽ hiện dần ra cùng lý thuyết.
    Ta sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra quan niệm của chúng ta về Vũ trụ.
Định nghĩa 1 :
 Vũ trụ là một lớp V tất cả các đối tượng x sao cho x=x: 
                V= { x | x = x }.
    Định nghĩa 1 nói lên quan niệm của chúng ta về vũ trụ, đó là một lớp các đối tượng sao cho « nó » là « nó » và ngược lại bất cứ một cái gì mà « nó » là « nó » thì nó sẽ thuộc vũ trụ V.
      Như sau này chúng ta sẽ thấy, các đối tượng trong Vũ trụ không phải chỉ là những đối tượng rời rạc nằm cạnh nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ chằng chịt và chính những mối liên hệ này đã liên kết các đối tượng khác nhau, thậm chí tưởng chừng đối nghich nhau trong Vũ trụ để tạo nên một Vũ trụ hiện tồn.
    Cũng theo định nghĩa 1, ta thấy Vũ trụ của thiên văn học chỉ là một phần của Vũ trụ vừa được định nghĩa. Vũ trụ của thiên văn học không chứa hồn của một làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh (với tư cách là một đối tượng) chẳng hạn…
Định lý 1
Giữa hai đối tượng bất kỳ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ
CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ, V là vũ trụ.  Vì A=A nên AV, vì B=B nên BV . Khi đó mối liên hệ “A và B cùng thuộc vũ trụ V” hiển nhiên là một trong các mối liên hệ giữa A và B => đ.p.c.m
  Định lý này thật ra là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến mà Hêghen đã đề cập nhưng chưa được chứng minh chặt chẽ. Nó được Hêghen xem như một tiên đề.
Từ nay, khi nói đến một đối tượng ta phải hiểu nó cùng với tập hợp các mối liên hệ của nó với các đối tượng khác. Đôi khi để nhấn mạnh ta sẽ gọi là đối tượng đầy đủ.
Tiếp theo ta sẽ thừa nhận tiên đề mà hầu như mọi triết học đều công nhận
Tiên đề  1
 Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều luôn luôn vận động.
   Tiên đề này cho ta thấy vận động là thuộc tính của mọi đối tượng. Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều vận động theo vô vàn các phương thức khác nhau. Từ định nghĩa 1 và tiên đề 1 ta thấy rằng mọi đối tượng trong vũ trụ đều có đặc trưng “nó” là “nó” nhưng lại không phải là “nó”... Thật kỳ diệu !…
Định lý 2:
Vũ Trụ V là vô cùng theo mọi phương
CM: Giả sử H là một hệ quy chiếu có gốc O tuỳ ý thuộc vũ trụ V và các trục Oxi , với i thuộc tập các chỉ số C tuỳ ý (C có thể là tập có vô hạn phần  tử). Các trụ Oxi là những đường thẳng, làm thành các trục số của tập số thực R. (Sự tồn tại một hệ quy chiếu như thế, trong vật lý có thể còn tranh cãi nhưng trong vũ trụ V của chúng ta , vũ trụ bao gồm cả vật chất và ý thức, là điều hiển nhiên. Ví dụ hệ quy chiếu đó tồn tại ngay trong tư duy của ta chẳng hạn)  Ta sẽ chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một chỉ số j thuộc C sao cho Vũ Trụ V hữu hạn trên trục Oxj. Không giảm tổng quát ta giả sử nó hữu hạn ở phần dương của Oxj (Nếu hữu hạn ở phần âm CM tương tự). Khi đó tồn tại một số thưc A để sao cho mọi đối tượng của V đều có toạ độ theo phương Oxj đều nhỏ hơn hay bằng A. Chọn điểm  M có tất cả các toạ độ khác bằng 0 trừ toạ độ trên Oxj là bằng A+1. Rõ ràng A+1>A và M=M nên điểm M (với tư cách là một đối tượng) thuộc vũ trụ V (theo định nghĩa vũ trụ). Sự vô lý này chứng tỏ V vô hạn trên Oxj suy ra không tồn tại một chỉ số i nào thuộc C để vũ trụ V hữu hạn theo phương Oxi => điều phải chứng minh.
Chú ý: Việc chọn các trục tọa độ là đường thẳng chỉ là một trong vô hạn cách chọn để nhấn mạnh và làm dễ hiểu cho độc giả. Các trục tọa độ của hệ quy chiếu H có thể là bất cứ cái gì: đường cong, một sợi tư duy thậm chí chỉ là một ước mơ… trong đầu của một người nào đó (ở Trái Đất hoặc ngoài Trái Đất).
Như vậy ta đã chứng minh được một định lý vô cùng quan trọng. Từ  định lý 2 ta thấy Vũ Trụ V của chúng ta khác xa với Vũ Trụ hiểu theo nghĩa A.Einstein
    Đến đây ta đưa ra một định lý rất quan trọng.
Định lý 3
 Vũ trụ là duy nhất
CM: Giả sử V1và V2 là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó với đối tượng d bất kỳ thuộc V1 thì suy ra d=d do V1 là vũ trụ. Mặt khác vì d = d nên d thuộc V2 vì V2 cũng là vũ trụ. Suy ra V1 được chứa trong V2 (1). Ngược lại với đối tượng d bất kỳ thuộc V2 thì d =d do V2 là vũ trụ. Mặt khác vì d = d  nên d  thuộc V1 vì V1 cũng là vũ trụ. Suy ra V2 được chứa trong V1 (2). Từ (1) và (2) suy ra V1 trùng với V2. Suy ra đ.p.c.m.
Định lý 3 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai.
Như đã nói ở trên, các đối tượng trong Vũ trụ liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ bởi các mối liên hệ. Các mối liên hệ này có được là nhờ các đối tượng trong Vũ trụ nhưng chính chúng lại làm cho Vũ trụ này là duy nhất. Hơn thế nữa chính chúng lại là các đối tượng và bởi thế nó luôn luôn vận động và phát triển.
Vũ trụ của chúng ta thật vô cùng vô tận mà sống động. Đó là Vũ trụ duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai.
 Đến đây ta sẽ đưa vào một khái niệm mới – Tâm Vũ trụ. Khái niệm này được trình bày một cách ngắn gọn nhất nên nó là một khái niệm hết sức trừu tượng nhưng lại là khái niệm trung tâm của chương này. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng một định nghĩa ngắn gọn:
Định nghĩa 2
Tâm Vũ Trụ  là một  đối tượng TVT sao cho TVT là miền giao của mọi đối tượng của vũ trụ V  :  TVT = ∩ V
   Định nghĩa này cho ta thấy Tâm Vũ trụ là cái chung nhất của tất cả các đối tượng trong Vũ trụ. Nó là “Thuộc tính” có trong mọi đối tượng.
    Ngay sau đây ta sẽ chứng minh hai định lý mang tính nhận thức luận.
Định lý 4
Tâm Vũ Trụ là tồn tại :TVT ≠ 0
CM: Ta phải chứng minh miền giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ là khác trống. Thật vậy vì tính vận động là có trong mọi đối tượng như tiên đề 1 đã khẳng định nhưng tính vận động đến lượt nó lại là một đối tượng trong Vũ trụ nên giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ chứa đối tượng vận động nên rõ ràng khác trống => đ.p.c.m.
     Để ý rằng vận động chỉ là một trong các thành tố tạo nên Tâm Vũ trụ. Vận động chỉ là một biểu hiện của Tâm Vũ trụ. Hay nói cách khác, chính vì các đối tượng luôn vận động mà chúng ta cảm nhận thấy sự tồn tại của Tâm Vũ trụ. Ngoài vận động, Tâm Vũ trụ có thể còn những thành tố khác.
Định lý 5
Tâm Vũ Trụ là duy nhất
CM : Giả sử TVT1 và TVT2 đều là Tâm Vũ trụ. Ta phải chứng minh TVT1 trùng với TVT2. Thật vậy vì TVT1 là Tâm Vũ trụ và TVT2 là một đối tương nên
TVT1 Ì TVT2 (TVT1 được chứa trong TVT2) (1).
     Vì TVT2 là Tâm Vũ trụ và TVT1 là một đối tượng nên
TVT2 Ì TVT1 (TVT2 được chứa trong TVT1) (2)
     Từ (1) và (2) suy ra TVT1 º TVT2 (TVT1 trùng với TVT2) => đ.p.c.m
Như vậy chúng ta đã định nghĩa Tâm Vũ trụ và chứng minh hai định lý hết sức quan trọng khẳng định Tâm Vũ trụ là tồn tại và duy nhất. Tuy nhiên, cách chứng minh của hai định lý trên mới chỉ chỉ ra một cách định tính sự tồn tại và duy nhất cuả Tâm Vũ trụ.
Ngay tại đây chúng ta sẽ đưa ra một hệ quả trực tiếp từ định nghĩa Tâm Vũ trụ:
Định lý 6
Tâm Vũ Trụ có trong mọi đối tượng
CM: Tâm Vũ trụ là miền giao của mọi đối tượng và Tâm Vũ trụ tồn tại duy nhất. Theo định nghĩa phép giao trong lý thuyết Tập hợp suy ra nó có trong mọi đối tượng trong Vũ trụ. (đ.p.c.m.)
    Thực ra, đã từ lâu loài người đã cảm nhận được sự tồn tại của Tâm Vũ trụ và gọi nó với các cái tên khác nhau như: Thuộc tính, Bản chất, Tạo hoá, Chân lý Tối thượng, Tự nhiên, Trời, Thượng đế v.v... Nhưng có thể nói khái niệm Tâm Vũ trụ ở đây rành mạch, sâu sắc và tổng quát hơn nhiều những khái niệm kể trên.
   Đến đây ta đưa vào một khái niệm cơ bản nữa đó là một khái niệm hóc hiểm : Thời gian
   Thời gian là một đại lượng biến thiên và là thành phần của một hệ thống đo lường được dùng để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, để so sánh độ dài của các sự kiện, và khoảng cách giữa chúng, để lượng hóa chuyển động của các đối tượng. …Như vậy thời gian là một thành tố tạo nên khái niệm vận động do đó ta có ngay một định lý

Định lý 7
Tâm Vũ Trụ chứa thời gian
CM :Theo tiên đề 1, mọi đối tượng đều vận động mà thời gian là một thành tố tạo nên vận động do đó mọi đối tượng đều chứa thời gian. Theo định nghĩa Tâm Vũ Trụ suy ra Tâm Vũ Trụ chứa thời gian. Đ.p.c.m.
      Hai đối tượng khác nhau có thời gian khác nhau. Ta gọi thời gian của chúng là thời gian tương đối.
     Thời gian ở Tâm Vũ Trụ được gọi là thời gian tuyệt đối
Tâm Vũ trụ huyền ảo vô cùng. Nó có trong mội đối tượng nhưng hiểu được nó là vô cùng khó khăn, Nó là thuộc tính, nó là bản chất chung nhất của mọi đối tượng. Nó chứa các quy luật tự nhiên phổ quát nhất. Nó là chân lý Tối thượng của mọi chân lý Tối thượng. Nó là siêu hạt cơ bản của mọi hạt cơ bản tạo nên mọi vật.
Định lý 8
Mọi đối tượng trong Vũ trụ không tự nhiên mất đi một cách vĩnh viễn mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
CM : Giả sử rằng A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Khi đó theo định lý 6, A chứa Tâm Vũ trụ. Nếu A bị mất đi vĩnh viễn suy ra Tâm Vũ trụ sẽ bị mất đi vĩnh viễn. Điều này trái với hai định lý về sự tồn tại và duy nhất của Tâm Vũ trụ. Suy ra đ.p.c.m.
     Đối với những đối tượng hữu hình thì định lý trên là một điều dễ hiểu. Nhưng đối với những đối tượng vô hình như truyền thống dân tộc, một nền văn hoá, một học thuyết, một ý thức của một con người v.v…thì việc nhận thức được như vậy không phải luôn luôn dễ ràng.  
     Nếu ta xem các hệ thống triết học hoặc các tôn giáo chỉ là những đối tượng thì một hệ quả nữa có thể được rút ngay ra từ định lý Tâm vũ trụ là duy nhất là:
Định lý 9
Đối với mọi triết học chỉ có một chân lý tối thượng.
Đối với mọi tôn giáo chỉ có một Thượng Đế.
    Các khuynh hướng tư tưởng có thể khác nhau, thậm trí tưởng chừng đối lập nhau một mất một còn nhưng chúng vẫn có một miền giao khác trống (ví dụ Tâm Vũ trụ), bởi vậy xu thế đối thoại thay thế cho sự đối đầu, loại trừ nhau đang trở thành xu thế của thời đại.
    Ta có thể hình dung ra một sự hợp nhất vĩ đại trong tương lai - Sự thống nhất các triết học và sự hợp nhất các tôn giáo trên phạm vi toàn cầu và toàn Vũ trụ.
    Vũ trụ là vô cùng vô tận nhưng duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai. Các đối tựợng trong Vũ trụ không ngừng vận động. Tâm vũ trụ là miền giao của mọi đối tượng nên nó có trong mọi đối tượng. Nó tồn tại và duy nhất. Tâm Vũ trụ là khái niệm mạnh hơn khái niệm chân lý tuyệt đối, siêu hạt cơ bản v.v... Nó huyền ảo, lung linh. Nó có mặt ở khắp nơi nhưng không thể thấy được và không thể nắm bắt được. Nó là chân lý Tuyệt đối của mọi chân lý tuyệt đối. Nó là Siêu hạt cơ bản có trong mọi hạt cơ bản để tạo nên mọi vật. Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ sức mạnh của Vũ trụ.
    Những cái đầu mạnh nhất của loài người chỉ có thể hiểu được những vùng lân cận của Tâm Vũ trụ, hiểu được Tâm vũ trụ là hiểu được cả Vũ trụ.

   Nếu xem mỗi con người, mỗi vật là các đối tượng thì Tâm vũ trụ không ở đâu xa mà ở trong chính lòng ta, ở chính trong tâm trí ta, ở chính trong các vật giản dị nhất.
    Không có đối tượng nào mất đi một cách vĩnh viễn mà nó chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác, kể cả những đối tượng hữu hình hoặc vô hình.
    Tâm vũ trụ tồn tại và duy nhất càng khẳng định Vũ trụ này là thống nhất mặc dù các đối tượng thuộc Vũ trụ là cực kỳ phong phú muôn hình vạn trạng. Trước khi hiểu được Tâm Vũ trụ, những khuynh hướng tư tưởng của loài người nằm ở lân cận Tâm Vũ trụ bởi thế chúng là những cánh hoa cùng chung một nhụy và vô cùng đa dạng.
     Vũ trụ của chúng ta đa dạng mà thống nhất, thống nhất trong sự đa dạng.
     Cuối cùng chúng tôi xin có một vài lời trước khi kết thúc chương 1.
     Thực ra có một sự tiếp cận khác đối với Vũ trụ và Tâm Vũ trụ. Cách tiếp cận đó là đầu tiên ta xây dựng các Vũ trụ sau đó hợp chúng lại để có Vũ trụ duy nhất. Tương tự, ta cũng xây dựng các Tâm Vũ trụ sau đó dùng phép giao để có một Tâm Vũ trụ duy nhất.
    Cách tiếp cận này dễ được chấp nhận vì nó đi theo một mạch tư duy thông thường của loài người nhưng tiếc thay số trang viết sẽ lên đến hàng trăm trang.
    Cách tiếp cận như vừa trình bầy là một cách tiếp cận cô đọng và có tính khái quát cao tuy nhiên mới đọc ta cảm thấy hơi khiên cưỡng. Rất mong bạn đọc thông cảm.


   Trong chương 1 đã đưa ra định nghĩa Tâm Vũ trụ đồng thời chứng minh một số định lý và hệ quả liên quan tới Tâm Vũ trụ. Hai định lý khẳng định Tâm Vũ trụ là tồn tại và duy nhất đã được chứng minh. Tuy nhiên các chứng minh này mới chỉ dừng lại ở việc chỉ ra một cách định tính sự tồn tại và duy nhất của Tâm Vũ trụ. Ngoài vận động ra, Tâm Vũ trụ còn có thành tố nào nữa không?
  Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bầy định nghĩa về thông tin đồng thời chứng minh thông tin là một thành tố nưã tạo nên Tâm Vũ trụ sau đó đưa ra một số định lý, hệ quả và kết luận liên quan.
  Công cụ để diễn đạt trong chương 1 là lý thuyết Tập hợp và phương pháp tiên đề. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là trong chương 1 chỉ mượn một cách tạm thời công cụ trên để làm công cụ diễn đạt. Ý nghĩa triết học nằm đằng sau những suy luận Toán học đó sâu sắc hơn nhiều. Trong chương này chúng tôi vẫn sử dụng công cụ trên .
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào nội dung của chương này. Trước hết ta sẽ đưa ra khái niệm thông tin.

 Trong Tin học định nghĩa: “Mọi yếu tố đem lại sự hiểu biết đều được gọi là thông tin”. Nhưng định nghĩa này mới nói đến sự hiểu biết của con người nên chưa tổng quát. Một số nhà triết học mô tả khái niệm thông tin như sau: Mọi vật trong thế giới tự nhiên đều có thuộc tính phản ánh khi bị tác động bởi một vật khác. Quá trình này được gọi là quá trình nhận thông tin, xử lý thông tin và đưa ra kết quả của sự xử lý.
   Để thống nhất, chúng tôi đưa ra định nghĩa về khái niệm cơ bản này như sau và sẽ dùng nó trong toàn bộ tác phẩm:
Định nghĩa 3:
Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ, ta gọi lớp tất cả những mối liên hệ giữa A và B là thông tin giữa A và B. A được gọi là nội dung thông tin của A trong B và ngược lại B được gọi là nội dung thông tin của B trong A. Bản thân tập hợp các mối liên hệ giữa A và B, đôi khi để nhấn mạnh ta gọi là vật mang tin.
    Như vậy thông tin bao gồm nội dung thông tin và vật mang tin. Định nghĩa trên đảm bảo độ khái quát cao của khái niệm thông tin.
     Bây giờ ta sẽ bàn đến Tâm Vũ trụ và thông tin.
Trước hết ta chứng minh một định lý vô cùng quan trọng khẳng định thông tin như một thành tố nữa ngoài vận động có ở Tâm vũ trụ.
Định lý 10 :
Tâm vũ trụ chứa thông tin.
CM: Theo định lý về mối liên hệ phổ biến trong chương 1 khẳng định với hai đối tượng bất kỳ trong vũ trụ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ. Trong trường hợp đặc biệt, với một đối tượng A bất kỳ của vũ trụ thì A có ít nhất một mối liên hệ với chính nó Theo định nghĩa 3 vừa nêu trên suy ra  thông tin là thuộc tính của mọi đối tượng trong Vũ trụ và do đó, theo định nghĩa Tâm vũ trụ trong chương 1 suy ra Tâm vũ trụ chứa thông tin (đ.p.c.m).
     Định lý 10 vừa nêu đã cho ta thấy có thêm một thành tố nữa ngoài tính vận động và thời gian ở Tâm vũ trụ: đó là thông tin.
     Ở đây cần nhấn mạnh là vì nhận thức của chúng ta mới chỉ ở lân cận U(TVT) của Tâm vũ trụ nên chưa hiểu một cách chính xác về Tâm vũ trụ vì thế mới sinh ra việc phát hiện thành tố này thành tố kia tạo nên Tâm vũ trụ chứ thực chất, nếu suy cho cùng các thành tố đó chỉ là một. Điều này được suy ra từ định lý Tâm vũ trụ là duy nhất. Tuy nhiên xem xét Tâm vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho ta một hình ảnh rõ hơn về Tâm vũ trụ. Chúng ta sẽ thu hẹp dần lân cận U(TVT) của Tâm vũ trụ trong chúng ta càng nhiều càng tốt.
    Đến đây ta đưa ra một định lý thứ hai:
Định lý 11:
Thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ bao giờ cũng phải thông qua Tâm vũ trụ.
CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ và f là một mối liên hệ bất kỳ nào đó giữa A và B. Theo định nghĩa 3 suy ra f là một thông tin giữa A và B. Nhưng đến lượt mình, f lại là một đối tượng trong Vũ trụ. Theo định lý 6 trong chương 1 suy ra f phải chứa Tâm vũ trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm vũ trụ. Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m).
    Định lý 11 rất quan trọng bới nó cho ta một định lý  trực tiếp:
Định lý 12:

Tâm vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ

CM: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ có một phần F(A) các thông tin không có ở Tâm Vũ trụ. Từ điều này suy ra tồn tại thông tin f của F(A) không thông qua Tâm Vũ trụ. Điều này trái với định lý 11 suy ra đ.p.c.m.
    Định lý 12, một lần nữa khẳng định nếu hiểu được Tâm vũ trụ thì ta có thể hiểu được toàn bộ Vũ trụ. Ta có thể ví một cách thô thiển Tâm Vũ trụ như là một chiếc máy tính chủ chứa toàn bộ thông tin của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Các đối tượng trong Vũ trụ muốn “liên lạc” với nhau đều phải thông qua chiếc máy chủ Vĩ đại này.
     Bây giờ chúng ta đưa ra một định lý cực kỳ quan trọng liên quan tới vận tốc truyền thông tin của Tâm Vũ trụ.
Định lý 13:
Tâm vũ trụ truyền thông tin đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là  tức thời.
CM: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ trụ nhận thông tin từ Tâm vũ trụ đến mình là không tức thời. Suy ra tại một thời điểm t0 nào đó giữa A và Tâm vũ trụ không có một mối liên hệ nào. Vì Tâm Vũ trụ cũng là một đối tượng nên điều này trái với định lý về mối liên hệ phổ biến trong chương 1 suy ra (đ.p.c.m).
    Định lý 13 cho ta khả năng giải thích một điều rất khó hiểu trong Định lý 6 của chương 1: “Tâm vũ trụ có trong mọi đối tượng”.
      Tại sao có vô vàn các đối tượng trong Vũ trụ mà đối tượng nào cũng chứa Tâm vũ trụ trong khi Tâm vũ trụ là duy nhất?  Thì ra các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa nội dung thông tin của Tâm vũ trụ trong nó hay nói cách khác, các đối tượng trong Vũ trụ chỉ chứa “ảnh” của Tâm vũ trụ. Vì việc truyền thông tin từ Tâm vũ trụ đến các đối tượng là tức thời nên sự phân biệt Tâm vũ trụ và ảnh của Tâm vũ trụ là cực kỳ khó khăn. Đôi khi ta cảm thấy chúng chỉ là một. Thậm chí, việc tách chúng làm hai, cho dù trong tư duy cũng là khiên cưỡng. Chính vì điều này mà định lý 6 trong chương 1 không hề mâu thuẫn.
Từ định lý 13 ta suy ra ngay một định lý quan trọng nữa để thấy rõ Vũ Trụ theo định nghĩa 1 khác hẳn với Vũ Trụ vật lý của Eintein.
Định lý 14:
Vận tốc của ánh sáng
 c »300000 km/s (c gần bằng 300000 km/s)
không phải là giới hạn vận tốc của các thông tin trong Vũ trụ
CM : Ta chỉ cần chỉ ra vận tốc truyền thông tin giữa hai đối tượng nào đó lớn hơn vận tốc ánh sáng c là đủ. Giả sử A và B là hai đối tượng cách nhau 10 tỷ km, f là một thông tin giữa A và B và d là quãng đường mà f phải đi. Theo định lý 11 f phải đi qua TVT. Vì vậy d=d1+d2, trong đó d1 là khoảng cách từ A đến TVT và d2 là khoảng cách từ TVT đến B.Theo định lý 12 suy ra thời gian t1 để f đến TVT là tức thời (gần bằng 0) . Theo định lý 13, thời gian t2 để f đi từ TVT đến B là tức thời (gần bằng 0). Vận tốc trung bình của f trên d1 là v1=d1/t1. Do t1 tiến tới 0  nên v1 tiến tới vô cùng. Tương tự vận tốc trung bình của f trên d2 là v2=d2/t2. Do t2 tiến tới 0  nên v2 tiến tới vô cùng.Từ đó suy ra vận tốc v của f đi từ A đến B là vô cùng lớn. A và B cách nhau 10 tỷ km nên rõ ràng v>>c rất nhiều lần. đ.p.c.m.
Định lý 14 cho ta thấy tiên đề  Einstein không còn đúng trong Vũ trụ của chúng ta nữa.
   Thông tin giữa Tâm vũ trụ và một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ không chỉ diễn ra theo một chiều từ Tâm vũ trụ đến đối tượng đó mà còn có thông tin ngược từ đối tượng đó đến Tâm vũ trụ. Sự thông tin giữa hai đối tượng bất kỳ đều phải đi qua “Máy Chủ” vĩ đại- Tâm vũ trụ.
    +Như vậy, ngoài vận động và thời gian, Tâm vũ trụ còn chứa một thành tố nữa đó là thông tin. Tuy nhiên thông tin và vận động thực chất là một. Thông tin là một dạng của vận động và ngược lại vận động chỉ là một biểu hiện của thông tin. Hai khái niệm này suy cho tới cùng chúng như là tách ra mà lại dường như là một. 
   +Với việc chứng minh có những thông tin vượt vận tốc ánh sáng hàng triệu triệu lần, ta có thể thấy hàng ngày, hàng giờ, hàng giây, hàng micro giây v.v... chúng ta, những người trên Trái đất vẫn nhận được thông tin từ vô vàn các nền văn minh ngoài Trái đất đến Trái đất, đến chúng ta thông qua Tâm Vũ trụ. Vì có các nền văn minh yếu hơn Trái đất và có những nền văn minh mạnh hơn Trái đất nên trong mỗi con người đều có cái ác và cái thiện, có đê hèn và cao thượng, có ngu xuẩn và thông minh, có hận thù và tình yêu v.v... Để vươn tới cái thiện, cái tốt, cái hoàn mỹ v.v... thì ta phải luôn hướng tới Tâm Vũ trụ tức là sống, hành động và tư duy phù hợp với những quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ.
+Thông tin từ một đối tượng bất kỳ đến chúng ta đều phải thông qua Tâm Vũ trụ. Điều này cho ta một nhận thức luận quan trong là: nếu nghiên cứu kỹ càng, cùng kiệt một đối tượng bất kỳ, cho dù đối tượng đó tầm thường đến mức nào ta cũng tìm thấy chân lý vĩ đại thậm chí là chân lý tối thượng.
     +Gần đây có những luận thuyết cho là mọi đối tượng trong Vũ trụ đã được lập trình sẵn bới một đấng Tối cao nào đó và rằng mọi đối tượng, đặc biệt là con người là đã “an bài ” và không tránh khỏi “số mệnh”. Điều này mới chỉ đúng một nửa. Như trên đã nói thông tin giữa Tâm vũ trụ và một đối tượng bất kỳ là một thông tin hai chiều. Đến một lúc nào đó, khi chúng ta hiểu sâu sắc hơn về Tâm vũ trụ thì rất có thể có những “hacker” truy nhập vào “chiếc máy chủ vĩ đại” –Tâm vũ trụ để chỉnh lại một đoạn mã nào đó làm thay đổi “định mệnh” của mình và của cả một Dân tộc.

Trong chương 1 và chương 2 đã khẳng định Tâm Vũ trụ chưa 3 thành tố: Vận động, thời gian và Thông tin. Trong chương này chúng tôi sẽ mô tả khái niệm Năng lượng và khẳng định năng lượng là một thành tố thứ 4 có ở Tâm Vũ trụ. Việc chứng minh Tâm Vũ Trụ chứa toàn bộ năng lượng của vũ trụ và truyền năng lượng đó đến từng đối tượng một cách tức thời sẽ cho ta một vũ trụ quan mới mẻ.
   Trước khi đưa ra các định lý, hệ quả và kết luận liên quan ta hãy xây dựng khái niệm cơ bản - Năng lượng.
   Năng lượng lượng là một khái niệm mà hầu như ai cũng biết nhưng để hiểu thấu đáo về nó, đặc biệt khi ta nói đến năng lượng của các đối tượng phi vật lý, phi vật thể thì không phải bao giờ ta cũng đi đến chỗ nhất trí. Trong bài viết này chúng tôi dùng năng lượng với nghĩa tổng quát sau đây:
Định nghĩa 4
Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Mọi yếu tố gây ra sự vận động của A đều được gọi là năng lượng có trong A.
    Trong chương 1 chúng tôi đã đưa ra khái niệm vận động. Ở đây cần nhắc lại và bổ sung như sau: Vận động là khái niệm chỉ sự đổi chỗ trong không gian; sự thay đổi trong các phản ứng hoá học; sự hưng thịnh hoặc suy thoái của một quốc gia, một thể chế; sự sinh trưởng hoặc diệt vong của các sinh vật; sự thay đổi tư duy của một con người; sự chuyển động của các thông tin v.v...
   Năng lượng là yếu tố gây ra sự vận động của một đối tượng bất kỳ. Không có sự vận động nào mà không cần đến năng lượng.
   Đến đây, ta đưa ra một định lý khẳng định năng lượng là một thành tố thứ ba có ở Tâm Vũ trụ.
 Định lý 15
 Tâm Vũ trụ chứa năng lượng.
  CM: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. Theo tiên đề 1 trong chương 1 suy ra A vận động. Theo mô tả khái niệm năng lượng suy ra A chứa năng lượng. Hay nói cách khác, A có năng lượng là một thuộc tính của A. Theo định nghĩa Tâm Vũ trụ trong chương 1 suy ra Tâm Vũ trụ chứa năng lượng. Suy ra đ.p.c.m.
     Như vậy, ta đã chứng minh mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có năng lượng. Năng lượng là nguyên nhân sinh ra vận động nhưng năng lượng được biết đến thông qua vận động. Vì bản thân năng lượng cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó, tuân theo tiên đề 1 trong chương 1 cũng không ngừng vận động.
     Thông tin là một dạng của vận động nên để truyền thông tin giữa các đối tượng cũng cần phải có năng lượng. Ngược lại, năng lượng mà hai đối tượng truyền cho nhau chính là mối quan hệ của hai đối tượng đó nên năng lượng cũng chính là thông tin.
    Tóm lại, ba thành tố: vận động, thông tin và năng lượng tạo nên Tâm Vũ Trụ, nếu suy cho đến kiệt cùng thì chỉ là một mà thôi. Tuy nhiên, vẫn cần nhắc lại là sự hiểu biết của chúng ta mới chỉ ở một lân cận U(TVT) nào đó của Tâm Vũ trụ nên việc nhìn Tâm Vũ trụ từ nhiều phía sẽ cho ta hình ảnh rõ hơn về nó.
     Đến đây ta bàn đến việc truyền năng lượng giữa các đối tượng trong Vũ trụ. Ta sẽ chứng minh một định lý nói về cơ chế chung nhất của việc truyền năng lượng giữa chúng          
Định lý 16
   Năng lượng được truyền giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ đều phải thông qua Tâm Vũ trụ.
  CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ. E là năng lượng được truyền giữa A và B. Khi đó rõ ràng E là mối liên hệ giữa A và B. Theo định nghĩa thông tin trong chương 2 suy ra E là thông tin giữa A và B. Theo định lý 11 trong chương 2, E phải thông qua Tâm Vũ trụ. Suy ra đ.p.c.m.
   Giống như chương 2, định lý này cho ta một định lý rất quan trọng
Định lý 17
Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của các đối tượng trong Vũ trụ
CM: Giả sử tồn tại một đối tượng A mà năng lượng E của nó có một phần năng lượng E(A) không chứa trong Tâm Vũ trụ. Khi đó nếu A truyền năng lượng e thuộc E(A) cho bất cứ đối tượng nào thì e cũng không thông qua Tâm Vũ trụ. Điều này mâu thuẫn với định lý 16. Suy ra đ.p.c.m.
  Như vậy chúng ta đã chứng minh được một điều vô cùng quan trọng là: cùng với việc nắm giữ toàn bộ thông tin, Tâm Vũ trụ còn chứa toàn bộ năng lượng của mọi đối tượng trong Vũ trụ.
  Tiếp theo ta sẽ chứng minh một định lý liên quan tới vận tốc của việc truyền năng lượng từ Tâm vũ trụ đến các đối tượng.
Định lý 18:
Năng lượng được truyền từ Tâm Vũ trụ đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời .
CM: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử A là một đối tượng bất kỳ nào đó mà nhận năng lượng từ Tâm Vũ trụ đến nó là không tức thời. Khi đó tồn tại thời điểm to nào đó sao cho A không có năng lượng. Hay nói cách khác tại thời điểm to đó A không vận động. Điều này trái với tiên đề 1 trong chương 1. Suy ra đ.p.c.m.   
   Như vậy ta đã chứng minh bốn định lý nói tới năng lượng cho ta xem xét lại bức tranh toàn cảnh của Vũ trụ.
+ Vì Vũ trụ là vô cùng vô tận nên nguồn năng lượng ở Tâm Vũ trụ là vô cùng vô tận. Nguồn năng lượng vĩ đại này cung cấp năng lượng cho từng đối tượng trong Vũ trụ một cách tức thời khiến cho ta có cảm giác năng lượng đó đã có sẵn, tiềm ẩn trong đối tượng đó.
+ Bất cứ đối tượng nào muốn truyền năng lượng cho đối tượng khác đều phải truyền thông qua Tâm Vũ trụ. Điều này là mới mẻ đối với quan niệm xưa của chúng ta.
+ Nếu chúng ta sống càng gần Tâm Vũ trụ, tức là sống phù hợp với các quy luật phổ quát nhất thì trí tuệ càng minh mẫn vì Tâm Vũ trụ là miền giao của các chân lý vĩ đại. Sống càng gần Tâm Vũ trụ thì sức khoẻ càng được nâng cao vì Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ năng lượng của Vũ trụ.
+ Quốc gia nào có một xã hội và tổ chức nhà nước càng gần Tâm Vũ trụ tức là phù hợp với các quy luật phổ quát nhất của Vũ trụ thì quốc gia đó càng hùng mạnh.
+ Bất cứ hành vi nào của con người, dù có giữ bí mật đến đâu vẫn để lại dấu vết ở Tâm Vũ trụ vì Tâm Vũ trụ chứa toàn bộ thông tin của Vũ trụ.









   Chúng ta lại tiến thêm một bước về phía Tâm Vũ Trụ để khám phá những thành tố mới mà trong một chừng mực nào đó có thể nói là sâu sắc hơn các thành tố vận động, thời gian, thông tin và năng lượng được mô tả trong ba chương đầu của học thuyết Tâm Vũ Trụ. Đó là ý thức.
    Trong chương này chúng ta sẽ xây dựng khái niệm ý thức và Vũ Trụ Ý Thức. Việc mô tả loài người trên Trái Đất như những đối tượng khác trong Vũ Trụ đã và đang được nhúng trong Vũ Trụ Ý Thức Vyt, luôn được nuôi dưỡng bởi vô hạn song ý thức (SYT) của Vyt  là một sự chứng minh chặt chẽ rằng : ngoài thức ăn, nước, khí trời…(những thứ hữu hình) ra loài người còn cần đến SYT để tồn tại. Một vài ứng dụng của SYT cũng được trình bầy một cách ngắn gọn.
    Vật Chất sẽ được đưa vào chút ít trong chương này để tạo sự cân đối của lý thuyết.
    Trước hết, ta đưa vào hai khái niệm cơ bản: đối tượng hữu hình và đối tượng vô hình

Định nghĩa 5:

Đối tượng hữu hình là  đối tượng có kích thước hình học
  Cái bàn, cái cốc, thân thể con người, con sông, dãy núi, trái đất, hạt nhân nguyên tử, hạt quắc, các phô tông ánh sáng, thân xác các siêu vi khuẩn. v.v… là các ví dụ về các đối tượng hữu hình
Định nghĩa 6:
Đối tượng  vô hình là đối tượng không có kích thước hình học
    Tư duy, ý nghĩ, khái niệm, truyền thống, tình yêu, hạnh phúc, lòng căm thù, tính cao thượng, linh hồn, điểm hình học, văn hoá phi vật thể...v.v…là các ví dụ về các đối tượng vô hình.
  Do đó ta có định lý 19
Định lý 19:
Tâm Vũ Trụ vừa là đối tượng hữu hình vùa là đối tượng vô hình
CM: Vì các đối tượng hữu hình hay đối tượng vô hình  đều là đối tượng trong Vũ Trụ nên theo định lý 6 chúng đều chứa Tâm Vũ Trụ. Điều này suy ra Tâm Vũ Trụ vừa là đối tượng vô hình vừa là đối tượng hữu hình (đ.p.c.m).
    Đừng nghĩ rằng đối tượng vô hình không có năng lượng. Thật vậy vì đối tượng vô hình cũng chứa Tâm Vũ Trụ mà năng lượng là thành tố của Tâm Vũ Trụ nên đối tượng vô hình vẫn có năng lượng
    Đến đây chúng ta phát biểu một định nghĩa nói lên quan điểm rứt khoát của chúng ta về ý thức.

Định nghĩa 7:

    Giả sử A là một đối tượng đầy đủ bất kỳ trong vũ trụ. Ý thức của A là lớp tất cả các thành tố vô hình tạo nên A.
     Như vậy ý thức của A bao gồm lớp những phần vô hình trong A và lớp tất cả các mối liên hệ vô hình của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ
    Ở đây ta thấy khái niệm ý thức của chúng ta tường minh, tổng quát và sâu sắc hơn tất cả những quan niệm về ý thức của loài người trước đây.
  Tiếp theo đây ta sẽ chứng minh một định lý cực kỳ quan trọng

Định lý 20:

Tâm Vũ trụ chứa ý thức

.CM: Theo định lý 19 Tâm Vũ Trụ vừa là đối tượng hữu hình vừa là đối tượng vô hình nên theo định nghĩa 7 suy ra Tâm Vũ Trụ chứa ý thức (đ.p.c.m.)

Định lý 21:

Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều có ý thức

CM: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ., theo định lý 6, A chứa Tâm Vũ Trụ . Vì Tâm Vũ Trụ chứa ý thức nên A có ý thúc Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m).
   Mọi đối tượng đều có ý thức kể cả những vật mà loài người cho là vô tri nhất. Do khái niệm về đối tượng vô hình và định nghĩa ý thức suy ra hòn đá có hồn của hòn đá, nó cũng có các cảm xúc như yêu thương, giận hờn v.v… và ta có thể giao tiêp với nó. Định lý 20 còn cho ta giải thích tại sao loài người, đặc biệt là trong văn chương lại có loại văn nhân cách hoá; tại sao loài người lại thờ nhiều thần như thế : thần biển, thần núi, thần gió, thần mặt trời v.v…; tại sao lại có các khái niệm “ hồn nước”, “hồn thiêng song núi”,v.v…
   Mọi đối tượng đều có ý thức nhưng đối tượng nào “gần” Tâm Vũ Trụ hơn sẽ có ý thức mạnh hơn. Ví dụ loài người và loài chó đều có ý thức nhưng loài người gần Tâm Vũ Trụ hơn nên có ý thức mạnh hơn nên có thể thuần dưỡng và điều khiển được loài chó.
   Để ý một chút, chúng ta thấy ý thức chính là một trường hợp đặc biệt của thông tin do đó việc truyền ý thức từ Tâm Vũ Trụ đến mọi đối tượng trong Vũ Trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu tuy nhiên cơ chế truyền ý thức trong Vũ Trụ có nhiều điểm đặc biệt mà ta sẽ nói kỹ sau.
   Vì ý thức cũng là một đối tượng trong Vũ trụ nên nó tuân theo tiên đề 1 trong chương 1: Nó luôn luôn vận động
    Để cho hoàn chỉnh và theo mạch tư duy giống như khi bàn đến thông tin, ta sẽ chứng minh một loạt các định lý sau.

Định lý 22:

Ý thức truyền cho nhau giữa hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng phải thông qua Tâm Vũ Trụ
CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ, f là một mối liên hệ vô hình bất kỳ giữa A và B. Theo định nghĩa ý thức suy ra f là ý thức. Nhưng đến lượt mình f lại là một đối tượng trong Vũ Trụ. Theo định lý 6 chương 1, f phải chứa Tâm Vũ Trụ. Hay nói cách khác f phải thông qua Tâm Vũ Trụ. Suy ra đ.p.c.m.

Định lý 23:

Tâm Vũ Trụ chứa toàn bộ ý thức của mọi đối tượng trong Vũ Trụ
CM: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A có một phần ý thức F(A) không có trong Tâm Vũ Trụ. Khi đó tồn tại một ý thức f chứa trong F(A) không thông qua Tâm Vũ Trụ. Điều này trái với định lý 22 vừa phát biểu. Suy ra đ.p.c.m.

Định lý 24

Tâm Vũ Trụ truyền ý thức đến mọi đối tượng trong Vũ trụ là tức thời trong mọi hệ quy chiếu
CM: Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một đối tượng A trong Vũ Trụ nhận được ý thức từ Tâm Vũ Trụ đến mình không tức thời. Suy ra tồn tại một thời điểm t0 A không có ý thức. Điều này trái với định lý 21 suy ra điều phải chứng minh(đ.p.c.m.)
Tiếp theo, ta sẽ chứng minh một định lý để nói lên sự khác nhau cơ bản của Vũ Trụ được định nghĩa theo định nghĩa 1 với Vũ Trụ A.Eintein. Điều này chỉ làm cho độc giả phân biệt rõ ràng rằng: Vũ Trụ theo định nghĩa 1 là Vũ Trụ bao gồm cả Vật Chất lẫn Ý Thức. Còn Vũ trụ Eintein chỉ nghiên cứu những đối tượng Vật Chất.
Định lý 25 :
Vận tốc của ánh sáng
 c » 300000 km/s (c gần bằng 300000 km/s)
không phải là giới hạn vận tốc của các ý thức trong Vũ trụ
CM: Giả sử A và B là hai đối tượng cách nhau 1 tỷ năm ánh sáng, f là một ý thức từ A đến B. Theo định lý 22 “đoạn đường” mà f chuyển động được chia thành 2 phần d1: từ A đến Tâm Vũ Trụ và d2: từ Tâm Vũ Trụ đến B. Theo định lý 23 suy ra f chuyển động trên d1 là tức thời (1). Theo định lý 24 f chuyển động trên d2 cũng tức thời (2). Từ (1) và (2) suy ra f chuyển động từ A đến B là tức thời. A và B cách nhau 1 tỷ năn ánh sang nên f có vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng c hàng tỷ lần. Suy ra đ.p.c.m.
   Chúng ta đã chứng minh  chặt chẽ một loạt các định lý vô cùng quan trọng. Những chứng minh đó rất đơn giản đến mức mà có nhà Triết học lừng danh cho là rất sơ sài… nhưng nó chứa đựng một Vũ Trụ Quan khác hẳn với loài người từ trước tới nay. Tâm Vũ Trụ chứa toàn bộ ý thức của Vũ Trụ và ban phát những ý tưởng, những cảm xúc, những tình yêu, những chân lý.v.v.. xuống các đối tượng một cách tức thời làm cho chúng ta tưởng rằng những thứ đó có sẵn trong các đối tượng. Bộ não của chúng ta thực chất chỉ là cái sơ mướp không hơn không kém nếu Tâm Vũ Trụ không truyền ý thức đến chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta không phải bù nhìn, con dối vì theo định lý 6 suy ra chúng ta chứa Tâm Vũ Trụ. Nếu chúng ta tiến về Tâm Vũ Trụ thì đến một lúc nào đó ta là Tâm Vũ Trụ và Tâm Vũ Trụ chính là ta. Sự hòa hợp Thượng Đế này diễn ra ngay từ khi ta đạt đến lân cận số 3 của Tâm Vũ Trụ. Khi đó ta dần dần hiểu được cả Vũ Trụ vô cùng vô tận hiện tồn này như hiểu lòng bàn tay của mình vậy.
    Khi truyền tình yêu hoặc lòng căm thù đến một người nào đó thì tình yêu đó, lòng căm thù đó phải tập kết ở Tâm Vũ Trụ rồi mới được truyền đến người đó…không có gì có thể giấu được Tâm Vũ Trụ…
    Ở Tâm Vũ Trụ không có cái gì là tương đối, là ngẫu nhiên, là may dủi. Tất cả là tuyệt đối là chính xác hoàn toàn là chắc chắn vĩnh cửu.
    Mọi sự độc ác, mọi sự đê tiện, mọi sự hèn hạ…khi tiến đến gần Tâm Vũ Trụ đều biến đổi và trở thành lòng tốt tuyệt đối, cao thượng tuyệt đối, dũng cảm tuyệt đối….
     Dễ dàng chứng minh chặt chẽ rằng Tâm Vũ Trụ là nỗi cô đơn tuyệt đối, là niềm hạnh phúc tuyệt đối, là tình yêu tuyệt đối.
Tiến đến một lân cận nào đó của TVT ta có thể yêu một cơn bão “tàn bạo vô tri” như yêu một người đàn bà đẹp, hiền thục…  Thương kẻ đã thọc dao sau lưng ta như thương một người khuyết tật…Và ta điều khiển mọi đối tượng trong vũ trụ bằng một tình yêu khủng khiếp mang dấu ấn của Tâm Vũ Trụ.

   Vật chất đã được các nhà vật lý nghiên cứu rất kỹ nên ta chỉ nói lướt qua, việc đưa nó vào lúc này chỉ để tạo sự cân đối cho lý thuyết.

Định nghĩa 8:

Giả sử A là một đối tượng đầy đủ bất kỳ trong Vũ trụ. Lớp tất cả các thành tố hữu hình tạo nên A được gọi là vật chất của A 
   Đến đây ta chứng minh định lý 26
Định lý 26:
Tâm  Vũ Trụ chứa vật chất
CM: Theo định lý 19, Tâm Vũ Trụ vừa là đối tượng hữu hình vừa là đối tượng vô hình nên theo định nghĩa 8 suy ra Tâm Vũ Trụ chứa vật chất (đ.p.c.m.)
Định lý 27:
Mọi đối tượng trong  Vũ Trụ đều có vật chất
CM: Giả sử A là một đối tượng bất kỳ trong Vũ trụ., theo định lý 6, A chứa Tâm Vũ Trụ . Vì Tâm Vũ Trụ chứa vật chất A có vật chất Suy ra điều phải chứng minh (đ.p.c.m).
    Như vậy một đối tượng A bất kỳ trong Vũ Trụ đều gồm 2 phần: phần vật chất và phần ý thức .Đôi khi, hai phần này còn được gọi là phần xác và phần hồn của A.
Chú ý:
1) Đối với một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ bao giờ cũng có cả phần xác và phần hồn trong nó. Không có đối tượng nào là vô tri. Núi có hồn của núi, sông có hồn của sông, các cơn bão cũng có ý thức.v.v..Ngược lại không có đối tượng nào chỉ có thuần túy ý thức. Linh hồn của một người đang sống hoặc đã chết vẫn có các mối liên hệ vật chất với các đối tượng hữu hình. Tư duy của một con người có thể biến thành một sức mạnh vật chất.
2) Mọi đối tượng đều có ý thức nhưng mạnh, yếu khác nhau. Đối tượng nào càng gần Tâm Vũ Trụ thì ý thức càng mạnh. Trong hai đối tượng, đối tượng nào có ý thức mạnh hơn sẽ điều khiển được đối tượng kia. Ví dụ, loài người và loài chó đều có ý thức nhưng loài người gần Tâm Vũ Trụ hơn nên có ý thức mạnh hơn . Do đó loài người có thể thuần dưỡng và điều khiển được loài chó
3) Có một cách phân biệt vật chất và ý thức tương đối thô thiển nhưng được các đệ tử của Einstein dễ chấp nhận đó là dựa vào vận tốc vận động: Đối tượng nào chuyển động với vận tốc nhỏ hơn hoặc bằng vận tốc ánh sáng là đối tượng vật chất và những đối tượng nào chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sáng là đối tượng ý thức. Tuy thô thiển nhưng cách phân biệt này rất lợi hại trong công nghệ điều khiển SYT bắn phá vào huyệt đạo của một đối tượng, một hệ thống
4)Vật chất và ý thức trong một đối tượng là thống nhất không thể tách rời do đó câu hỏi cơ bản của triết học: “ Vật chất và ý thức cái nào có trước? Cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?” là một câu hỏi vô nghĩa.

A.  VŨ TRỤ VẬT CHÂT VÀ VŨ TRỤ Ý THỨC
   Trước hết, để cho cân đối ta định nghĩa Vũ Trụ Vật Chất và Vũ trụ Ý Thức và phát biểu 2 định lý khẳng định sự tồn tại của chúng
Định nghĩa 9:
Vũ trụ Ý Thức là lớp tất cả các ý thức của mọi đối tượng trong Vũ Trụ và ký hiệu là Vyt
Định nghĩa 10:
Vũ trụ Vật Chất là lớp tất cả các vật chất của mọi đối tượng trong Vũ Trụ và ký hiệu là Vvc
   Hiển nhiên Vyt và Vvc là hai Vũ trụ con của Vũ Trụ. Vũ trụ Einstein là một tập con của Vvc.
    Vì một đối tượng bất kỳ trong Vũ Trụ đều có hai thành tố vật chất và ý thức nên sự tồn tại của Vyt và Vvc là hiển nhiên. Do đó ta có hai định lý

Định lý 28:

  Vũ trụ Vật Chất Vvc là tồn tại.

Định lý 29:

 Vũ trụ Ý Thức Vyt là tồn tại

Đến đây ta chứng minh một định lý tuyệt vời cho thấy mối lien hệ chặt chẽ giữa vũ trụ Ý thức và vũ trụ V. Định lý này tạm gọi là:”Định lý Cầu được, ước thấy”

Định lý 30: Định lý MUỐN LÀ ĐƯỢC

    Giả sử Vyt là vũ trụ Ý thức, V là vũ trụ. Khi đó mọi tập con khác trống A của Vyt bao giờ cũng tồn tại một ánh xạ 1-1 f và một tập con B khác trống của V sao cho B là ảnh của A qua ánh xạ f
     CM: Giả sử a1 là một phần tử của tập A và b1 là một phần tử của V (Theo tiên đề chọn ta luôn chọn được b1). Vì a1 và b1 đều là các đối tượng nên theo định lý 1 chương 1 tác phẩm Tâm Vũ Trụ của Thọ về mối lien hệ phổ biến suy ra tồn tại ít nhất một mối liên hệ giữa a1 vả b1. Ta chọn một mối liên hệ f1 giữa a1 và b1. Tương tự với phần tử a2 (khác a1) ta chọn b2 thuộc V khác b1. và vẫn theo định lý 1 ta lại chọn được mối liên hệ f2 giữa a2 và b2…v.v . Sau khi chọn hết các phần tử của A ta có tập các mối liên hệ f gồm các mối liên hệ fi và tập con B của V gồm các bi vừa kể trên. Rõ rang f là ánh xạ 1-1 từ A vào B. suy ra điều phải chứng minh
   Ánh xạ f vừa mô tả trong chứng minh có thể từ vũ trụ Ý Thức Vyt đến vũ trụ Vật Chất Vvc hoặc đến chính vũ trụ Ý Thức Vyt
   Định lý này có thể suy ra:" Mọi sự tưởng tượng của chúng ta dù điên rồ đến đâu bao giờ cũng tồn tại một thực tế có thực trong vũ trụ đúng như ta tưởng tượng"......Các bạn cứ ước mơ đi dù điên rồ tới đâu cũng được.....sẽ có một vùng nào đấy của vũ trụ mà ở đó ước mơ của bạn là hiện thực....Người Pháp có câu ngạn ngữ tuyệt hay:" Muốn là được" nhưng chưa chứng minh chặt chẽ . Việt Nam cũng có câu tuyệt hay:”Cầu được ước thấy” .Các bạn có thể khuyên con mình phải tiết kiệm tiền nhưng khi ước mơ đừng bao giờ tiết kiệm....

B. VŨ TRỤ Ý THỨC
   Bây giờ ta sẽ bàn sâu về Vũ trụ Ý Thức Vyt, một phần của Vũ Trụ mà loài người còn biết rất mù mờ về nó.
   Trước hết ta sẽ đưa ra định nghĩa về nền văn minh Trái Đất sau đó sẽ chứng minh trong Vũ Trụ có vô hạn các nền văn minh tương tự như nền văn minh Trái Đất
Định nghĩa 10:
Lớp tất cả ý thức của loài người trên Trái Đất được gọi là nền Văn Minh Trái Đất và ký hiệu Nyt
   Để khẳng định Vũ Trụ Ý Thức Vyt theo quan niệm của chúng ta  khác hẳn với loài người ta sẽ phát biểu và chứng minh định lý sau đây
Định lý 31:
Tồn tại vô hạn các nền  Văn Minh tương tự như nền văn minh Trái Đất Nyt  trong Vũ Trụ
Có hàng loạt cách chứng minh định lý 31 này. Ở đây ta sẽ đưa ra một cách chứng minh dễ hiểu nhất
CM cách 1 :Ta sẽ chứng minh bằng phản chứng. Giả sử trong Vũ Trụ chỉ tồn tại hữu hạn các nền Văn Minh tương tự như Nyt. Gọi f là phương “các nền Văn Minh tương tự như Nyt” suy ra Vũ Trụ bị hữu hạn theo phương f. Điều này trái với định lý 2 về tính vô cùng vô tận của Vũ Trụ . Suy ra đ.p.c.m.
CM cách 2: Do định lý 31 là một tập con khác trống A của vũ trụ Ý thức Vyt  nên theo định lý Cầu được, ước thấy 30 tồn tại một tập con khác trống B trong vũ trụ V cùng với một ánh xạ 1-1 f từ A vào B sao cho B là ảnh của A qua f. Điều này có nghĩa rằng có vô hạn các nền văn minh tương tự như Trái Đất Nyt trong Vũ Trụ. Suy ra đ.p.c.m.
Như vậy có vô hạn các nền Văn Minh ngoài trái đất. Nếu lấy Nyt làm gốc  ta sẽ thấy có những nền Văn Minh yếu hơn Nyt (lạc hậu hơn Nyt), có những nền Văn Minh mạnh hơn Nyt (tiến bộ hơn Nyt). Lẽ dĩ nhiên nền Văn Minh mạnh nhất Vũ Trụ chính là Tâm Vũ Trụ. Nền Văn Minh A gần Tâm Vũ Trụ hơn nền Văn Minh B thì A sẽ mạnh hơn B và “chỉ huy “ được B
Vũ trụ Ý Thức Vyt được “dệt” nên bởi vô hạn các đường truyền ý thức của vô hạn các đối tượng trong Vũ Trụ. Như định lý 3 về mối liên hệ phổ biến và định nghĩa ý thức, suy ra về nguyên tắc chúng ta luôn luôn phải “thu” tất cả các đường truyền ý thức của mọi đối tượng trong Vũ Trụ và “phát” đi bằng ấy các đường truyền phản xạ.
Do đó suy ra chúng ta, những con người trên Trái đất, hàng ngày hàng giờ,hàng phút, hàng giây, hàng nano giây... đang được “nhúng” trong một “mạng lưới”  các đường truyền ý thức của Vyt .
Vì các đường truyền ý thức của Vyt không nhìn thấy được kể cả khi dùng các thiết bị hiện đại nhất của loài người nên chúng ta không biết nó tồn tại .
Sau này ta sẽ thấy, những đường truyền này có dạng sóng với vô hạn tần số. Ta sẽ gọi các đường truyền đó là Sóng Ý Thức (SYT). Chúng ta có thể nhịn thở được 3 phút nhưng không thể thiếu SYT trong 3 nano giây....
SYT có vô hạn tốc độ. Chúng có thể truyền tức thời vào đầu ta từ một đối tượng cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng và cũng có thể truyền vào đầu ta chậm như rùa bò một một bài toán cực khó đối với ta trong quyển sách bài tập toán trên bàn làm việc.
Không một bức tường vật chất nào cản được SYT nên mọi đặc trưng chuyển động của nó chỉ có thể đo bằng chính ý thức.
Mọi đường truyền của SYT của mọi đối tượng trong Vũ Trụ đều phải “ tập kết” ở Tâm Vũ Trụ trước khi đến “địa chỉ” cần truyền.
*
*   *
Như đã biết, vận tốc của SYT có thể nhanh hơn vận tốc của ánh sáng rất nhiều lần nên SYT có thể trở về quá khứ, tiến tới tương lai, dừng lại hiện tại của Vũ Trụ Einstein…
Sau này các đứa trẻ Việt Nam, từ những bào thai 1 tháng đến những thanh niên 24 tuổi  sẽ cùng học trong 1 giảng đường được trang bị thiết bị thu và lọc SYT để cùng cảm nhận những bài giảng của các Giáo Sư ở các nền Văn Minh mạnh nhất trong Vũ Trụ. Những bài giảng này “ngấm” vào đến gien di truyền của chúng và chỉ sau một thế hệ, trẻ em Việt Nam sẽ thông minh gấp 1000 lần dân tộc Do Thái...





      Tự số của một đối tượng A là bản chất có số lượng của  A.
       Bản số của một đối tượng A là tự số lớn nhất của A
Trong phần này ta sẽ chứng minh rằng mọi đối tượng trong vũ trụ đều có bản  số.
Bản số đã được trình bầy chặt chẽ trong chương 0. Ở đây sẽ nhắc lại các tiên đề, định nghĩa và định lý quan trọng nhất liên quan đến khái niệm bản số để cho ta liền mạch tư duy. Cuối cùng ta sẽ phát biểu và chứng minh định lý khẳng định Tâm Vũ Trụ chứa Bản Số. Nếu cần nghiên cứu kỹ mong các bạn quay lại chương 0.
Định nghĩa 12:
0= {x: x ¹ x}
Lớp 0 gọi là lớp trống hay là không
Định lý 32:
xÎV khi và chỉ khi x là tập hợp.
Định lý 33:
Ç 0 = V    È 0 =0
CM. z Î0 tương đương với z là tập hợp và z thuộc mỗi một phần tử của lớp 0. Vì không tồn tại các phần tử của lớp 0, nên z tương đương với z là tập hợp. Theo định lý 32  suy ra Ç 0 = V. Điều khẳng định thứ hai cũng chứng minh được dễ dàng.
Định nghĩa 13:
{x}={z:  nếu xÎ V  thì  z=x}.
Lớp một phần tử của phần tử x là {x}
Định nghĩa 14:
 {xy} = {x} È {y}
Lớp {xy} là một cặp không sắp thứ tự
Định nghĩa 15:
(x, y) = {{x} {xy}}
Lớp (x, y) gọi là cặp có sắp thứ tự.
Định nghĩa 16:
r là một quan hệ khi và chỉ khi với mỗi phần tử z của lớp r đều tồn tại x và y sao cho z = (x, y).
Quan hệ là một lớp mà các phần tử là những cặp có sắp thứ tự.
Định nghĩa 17:
f là một hàm khi và chỉ khi f là một quan hệ và với mỗi một x, mỗi một y và mỗi một z, nếu (x, y) Î f và  (x, z) Î f thì y = z.
Tiên đề 2: Tiên đề thế : Nếu f là một hàm và miền xác định của f là một tập hợp thì miền giá trị của f cũng là một tập hợp.
Tiên đề 3: Tiên đề liên kết: Nếu x là một tập hợp thì È x cũng là một tập hợp.
Định lý 34:
Nếu x  Ï (miền xác định của f)  thì  f(x) = V ; nếu xÎ (miền xác định của f)  thì  f(x) Î V .
CM: Nếu x Ï (miền xác định của f) thì {y : (x, y)Îf}=0 và f(x)=V (định lý 33). Nếu xÎ (miền xác định của f) thì {y : (x, y)Î f} ¹ 0 và  f(x) là một tập hợp và do đó f(x) thuộc V
Định nghĩa 18:
x ´ y = {(u, v) : u Î x và v Î y}
Định lý 35:
Nếu f là một hàm và miền xác định của f là một tập hợp thì f là một tập hợp.
CM : Thực vậy f Ì (miền xác định của f) ´ (miền giá trị của f)
Định nghĩa 19:
xry khi và chỉ khi (x, y) Î r.
Nếu xry, ta nói x có quan hệ r với y hay x là r - đứng trước y.
Định nghĩa 20:
r liên thông x khi và chỉ khi từ u và v thuộc x suy ra hoặc urv hoặc vru
Định nghĩa 21:
z là r- phần tử thứ nhất của lớp x khi và chỉ khi zÎx và từ y Î x với  z ¹ y thì yrz là sai
r sắp tốt x khi và chỉ khi r liên thông x và từ y Ì x và y ¹ 0 suy ra trong lớp y có r- phần tử thứ nhất
Định nghĩa 23:
y là r – thiết diện của x khi và chỉ khi y x, r sắp tốt x và từ ux, v y và urv suy ra u y.
Do đó tập hợp con y của lớp x được gọi là một r – thiết diện khi và chỉ khi r sắp tốt x và không có phần tử nào thuộc x\y lại r - đứng trước một phần tử của y.
Định nghĩa 24:
 E = {(x, y) : x Î y}.
Lớp E  được gọi là Î- quan hệ..
Định nghĩa 25 :
 Lớp x là đầy khi và chỉ khi mỗi phần tử của lớp x đều là một tập hợp con của x.
Nói cách khác, x là đầy khi và chỉ khi mỗi phần tử của một phần tử tùy ý của lớp x là một phần tử của lớp x. Một phát biểu tương đương khác: x là đầy khi và chỉ khi E là bắc cầu trong x.
Định nghĩa 26:
 x là một tự số khi và chỉ khi E liên thông x và lớp x là đầy.
Điều đó có nghĩa là hai phần tử bất kỳ của lớp x, một phần tử là phần tử của phần tử kia và mỗi phần tử của một phần tử tùy ý của lớp x đều thuộc x.
Để hiểu khái niệm tự số ta xét ví dụ sau :
Tự số thứ nhất là 0, tự số tiếp theo 1 = 0 È {0}, tiếp theo 2 = 1 È {1} và tiếp theo 3 = 2 È{2}. Chú ý là 0 là phần tử duy nhất của lớp 1; 0 và 1 là các phần tử duy nhất của lớp 2 và 0, 1, 2 là các phần tử duy nhất của lớp 3. Mỗi một tự số đứng trước 3 không những là phần tử mà còn là một tập hợp con của lớp 3. Các tự số được xác định sao cho loại cấu trúc rất đặc biệt đó được bảo toàn
Định lý 36:
 Nếu y là một r – thiết diện của lớp x và y x thì y = {u:uÎx và urv} với một v nào đó thuộc x.
CM: Nếu y là mọt r – thiết diện của lớp x và y ≠x thì trong x\y có r – phần tử thứ nhất v. Nếu u Îx\y và có nghĩa u Îy. Do đó {u:uÎx và urv} Ì y. Mặt khác nếu u Î y thì v Î y và y là một r – thiết diện, vru là sai; có nghãi là urv. Từ đó suy ra đẳng thức phải chứng minh.
Định lý 37:
Nếu x là một tự số, y Ì x, y ¹ x và lớp y là đầy thì y Î x.
CM. Nếu uEv và uEy thì uEy vì lớp y là đầy. Có nghĩa y là E- thiết diện của lớp x. Do đó theo định lý 36 trong x có tồn tại một phần tử v sao cho y = {u : u Î x và uEv}. Vì mỗi một phần tử của lớp v là một phần tử của lớp x, nên y = {u, u Î v} và y = v.
Định lý 38:
Nếu x là một tự số và y là một tự số thì x Ì y hay y Ì x.
CM. Lớp x Ç y là đầy; theo định lý trên hoặc x Ç y = x hoặc x Ç y Î x. Trong trường hợp thứ nhất x Ì y. Nếu x Ç y Î x thì x Ç yÏ y vì nếu không ta sẽ có x Ç y Î x Ç y. Vì  x Ç y Ï y nên theo định lý trên ta suy ra x Ç y = y. Có nghĩa là y Ì x.
Định lý 39:
Nếu x là một tự số và y là một tự só thì hoặc x Î y hoặc yÎ x hoặc x = y.
Định lý 40:
Nếu x là một tự số và y Î x thì y là một tự số.
CM. Rõ ràng là E liên thông y, vì x là đầy và E liên thông x. Quan hệ E là bắc cầu trên y vì E sắp tốt x và y Ì x. Do đó nếu uEp và vEy thì uEy và từ đó y là đầy.
Định nghĩa 27:
 R = {x : x là một tự số}
Định lý 41:
R là một tự số và R không là một tập hợp.
CM: Từ hai định lý sau cùng suy ra E liên thông R và lớp R là đầy. Có nghĩa R là một tự số. Nếu R là một tập hợp thì R Î R, là điều không thể được.
Theo định lý 39, R là tự số duy nhất không là một tập hợp.
Định lý 42:
Nếu f là một hàm thì f \ x là một hàm với miền xác định là x Ç (miền xác định của f) và (f \ x) (y) với mỗi y thuộc miền xác định của f \ x.
Định lý kết thúc của mục về các tự số khẳng định rằng (một cách trực quan) có thể xác định một hàm trên một tự số sao cho giá trị của nó tại một phần tử bất kỳ thuộc miền xác định được cho trước bằng cách áp dụng một qui tắc đã xác định trước cho các giá trị đã có trước của hàm. Nói chính xác hơn với một hàm g cho trước bất kỳ đều tồn tại một hàm duy nhất f, cho trên một tự số, sao cho f (x) = g (f \ x) với mỗi một tự số x. Thành thử giá trị của f(x) hoàn toàn được xác định bởi hàm g và các giá trị của f tại các tự số đứng trước x.
Việc áp dụng định lý này được gọi là việc xác định hàm theo qui nạp siêu hạn.
Định lý 43:
Giả sử f là một hàm, miền xác định của nó là một tự số nào đó, và    f (u) = g(f \ u), với u Î (miền xác định của f). Nếu h cũng là một hàm sao cho miền xác định của h là một tự số nào đó và h(u) = g(h \ u), với u Î (miền xác định của h), thì h Ì f hoặc f Ì h.
CM. Vì cả miền xác định của f lẫn miền xác định của h đều là các tự số nên có thể giả thiết rằng (miền xác định của f) Ì (miền xác định của h) (nếu không sẽ có bao hàm thức ngược lại theo định lý 38). Chỉ còn phải chứng minh rằng  f(u)= h (u) với u Î (miền xác định của f). Giả thiết ngược lại là giả sử u là E – phần tử thứ nhất thuộc miền xác định của f sao cho f(u) ¹ h(u). Khi đó f (v) = h(v) với mỗi tự số v đứng trước u. Do đó f \ u = h\ u. Khi đó f(u) = g (f \ u) = h(u) là điều dẫn tới mâu thuẫn.
Định lý 44:
Với mỗi một g đều tồn tại một hàm duy nhất f sao cho miền xác định của f là một tự số và f (x) = g(f \ x) với mỗi một tự số x.
CM. Giả sử f = {(u, v) : u Î R và tồn tại một hàm h sao cho miền xác định của h là một tự số, h (z) = g (h\ z) với z Î (miền xác định của h) và (u, v) Î h}. Từ định lý trước suy ra f là một hàm. Rõ ràng miền xác định của f là một E – thiết diện của lớp R và từ đó là một tự số. Hơn nữa nếu h là một hàm trên một tự số sao cho h(z) = g(h \ z) với z thuộc (miền xác định của h) thì h Ì f, và nếu z Ì (miền xác định của f) thì f(z) = g(h \ z).
Sau hết, giả sử x Î R \ (miền xác định của f). Khi đó f (x) = V theo định lý 33 và vì miền xác định của f là một tập hợp, nên f là một tập hợp (định lý 35). Nếu g(f \ x) = g(f) = V thì suy ra đẳng thức f(x) = g(f \ x). Trong trường hợp ngược lại g(f) sẽ là một tập hợp (lại định lý 34). Khi đó nếu y và E – phần tử thứ nhất của lớp R \ (miền xác định của f) và h = f È {y, g (f))} thì miền xác định của h là một tự số và h (z) = g(h \ z ) với z Î (miền xác định của h). Do đó h Ì f và y Î (miền xác định của f), là điều mâu thuẫn. Do đó g(f) = V và định lý được chứng minh.
Bây giờ ta phát biểu tiên đề cuối cùng và suy ra hai hệ quả mạnh.
Định nghĩa 28:
c là một hàm chọn khi và chỉ khi c là một hàm và c(x)Î x với mỗi phần tử x thuộc miền xác định của c.
Một cách trực quan, hàm chọn thực hiện việc chọn theo từng phần tử trong mỗi tập hợp thuộc miền xác định của c.
Điều kiện sau đó là dạng mạnh của bổ đề Zecmơlô hay tiên đề chọn.
Tiên đề 4: Tiên đề chọn
Có tồn tại một hàm chọn c, với miền xác định là V \ {0}
Hàm c chọn một phần tử từ mỗi tập hợp khác trống.
Định lý 45:
Với mỗi một tập hợp x đều tồn tại một hàm một – một, miền giá trị của nó là x, và miền xác định của nó là một tự số.
CM. Chứng minh bao gồm việc xây dựng hàm phải tìm theo qui nạp siêu hạn. Ký hiệu g là hàm sao cho g (h) = c(x \ (miền giá trị của h)) trong đó h là một tập hợp bất kỳ và c là hàm chọn, được mô tả trong tiên đề chọn. Theo định lý 44, có tồn tại một hàm f sao cho miền xác định của f là một tự số nào đó và f(u) = g(f\u) với mỗi một tự số u. Khi đó f(u)= c(x \ (miền giá trị của (f\u)), và nếu u Î (miền xác định của f) thì f(u) Îx \ (miền giá trị của (f\u)), Nhưng f là một hàm một – một vì nếu f(v) = f(u) và u < v thì f(v) Î (miền giá trị của (f\v)) và điều đó mâu thuẫn với f(v) Î x \ (miền giá trị của (f\v)). Vì f là hàm một – một nên đẳng thức “(miền xác định của f) = R” là không thể có. Thực vậy f-1 là hàm, miền xác định của nó là một lớp con của lớp x và do đó là một tập hợp. Từ đó suy ra miền giá trị của f-1 là một tập hợp theo tiên đề thế và R không là tập hợp. Do đó (miền xác định của f) Î R. Vì (miền xác định của f) Ï (miền xác định của f) nên f (miền xác định của f) = V và có nghĩa là c(x \ (miền giá trị của f)) = V . Vì miền xác định của c là V \{0} nên x \ (miền giá trị của f) = 0 Từ đó suy ra f là hàm phải tìm.
Định nghĩa 30:
 x » y khi và chỉ khi có tồn tại một hàm một – một f sao cho (miền xác định của f) = x và (miền giá trị của f) = y.
Nếu x » y, ta nói (lớp) x tương đương với (lớp) y hay x và y là cùng lực lượng.
Định nghĩa 31:
x là một Bản Số khi và chỉ khi x là một tự số và từ y Î R và y  thuộc  x, suy ra x » y là sai.
Do đó Bản Số là tự số lớn nhất của một đối tượng
P={(x,y) : x » y và y C }
Định lý 46:
P là một hàm, (miền xác định của P) = V, và (miền giá trị của P)=C.
CM: Trong chứng minh, định lý 45 đóng vai trò quyết định.
      Định lý này là cơ sở để chứng minh định lý 47, định lý  trung tâm của chương  này
CM: Giả sử V là Vũ Trụ và TVT là Tâm Vũ Trụ, theo định lý trên ,  P là một hàm, (miền xác định của P)=V và (miền giá trị của P) = C  . Điều này có nghĩa là mọi đối tượng của vũ trụ V đều có bản số. Vì TVT=V nên TVT chứa bản số. Suy ra đ.p.c.m      
Như vậy ta đã chứng minh được một định lý vô cùng quan trọng khẳng định Tâm Vũ Trụ chứa thêm thành tố thứ 7 đó là Bản số
Từ định lý 47 nay ta có một niềm tin vững chắc rằng chúng ta sẽ lượng hóa được tất cả các đối tượng trong vũ trụ kể cả các đối tượng hữu hình lẫn các đối tượng vô hình và dù đối tượng đó là một ý niệm trong đầu hoặc một sóng ý thức từ vũ trụ bao la bắn vào đầu ta…
Tiếp theo ta sẽ phát biểu và chứng minh một định lý để thấy mọi đối tượng đầy đủ trong vũ trụ đều mang “hình hài” của vũ trụ
   + Trong chương 5 chúng ta đã định nghĩa tự số, bản số và chứng minh được một định lý vô cùng quan trọng rằng Tâm Vũ Trụ chứa thêm một thành tố nữa, thành tố thứ 7 đó là Bản Số (tự số lớn nhất của một đối tượng bất kỳ). Chính vì điều này, chúng ta có thể lượng hóa được mọi đối tượng trong Vũ trụ kể cả các đối tượng vô hình như các sóng ý thức (SYT), các tư duy v.v…thành các con số và vững tâm sử dụng mọi thành quả vĩ đại của Toán học mà không sợ là khiên cưỡng.
     Ví dụ chúng ta có thể thác triển một sóng ý thức bằng một chuỗi Furie hoặc mô tả một quyển kinh thánh bằng một hệ phương trình vi phân đạo hàm riêng hoặc mô phỏng quá trình tư duy để phát minh ra thuyết tương đối của Einstein trên máy tính chẳng hạn…
   + Trong một chừng mực nào đó, chúng ta đã giải thích rõ sự giống nhau và khác nhau giữa hai khái niệm đối tượngtập hợp  thông qua lý thuyết tập hợp mờ (phụ lục B) mà lý do cốt lõi là chúng ta chưa hiểu được chân lý tuyệt đối (tức Tâm Vũ Trụ). Từ các lý luận đó chúng ta yên tâm sử dụng các phép toán của lý thuyết tập hợp vào đối tượng mà không sợ là “ râu ông nọ cắm cằm bà kia”

CHƯƠNG 6
SỰ PHÂN LOẠI ÂM, DƯƠNG CỦA BẨY THÀNH TỐ

CÓ TRONG TÂM VŨ TRỤ

     Trong chương này ta sẽ phân loại âm, dương của 7 thành tố tạo nên Tâm Vũ Trụ và tạo thành 14 thành tố. Sự phân loại này là cần thiết vì nó phù hợp với các quy luật phổ quát nhất của Vũ Trụ. Nó là những mặt đối lập trong một thể thống nhất (Tâm Vũ Trụ) nói theo cách của Hêghen trong phép biện chứng. Nó phù hợp với Thuyết Âm Dương, Kinh Dịch và Phật Giáo…
Mười bốn thành tố đó là:
Thông tin có hướng đi từ Tâm Vũ Trụ đến A được gọi là thông tin dương và ký hiệu là +TT .
Ngược lại thông tin có hướng đi từ A đến Tâm Vũ Trụ được gọi là thông tin âm và ký hiệu là –TT. 
Đối với mỗi con người, với tư cách là một đối tượng, theo định lý 1 nó có các mối liên hệ với mọi đối tượng trong Vũ Trụ . Theo định nghĩa khái niệm thông tin thì các mối lien hệ đó chính là các thông tin. Do đó về nguyên tắc, mọi con người đều có thể tìm ra các chân lý vĩ đại (với tư cách là các đối tượng) như A.Einstein …Nhưng vì thông tin bao gồm thông tin âm –TT và thông tin dương +TT (do mọi thông tin đều phải thông qua TVT)  nên những thông tin của mọi đối tượng trong Vũ Trụ (trong đó có các chân lý vĩ đại) chỉ tồn tại trong đầu ta trong vòng 1 phần tỷ nano giây nếu chúng ta không “Bẫy” được +TT của chân lý đó và “Thải” các –TT của các đối tượng mà chúng ta không quan tâm  thì không thể tìm ra chúng….Trong chương 8 ta sẽ bàn về bộ lọc sóng ý thức.
Năng lượng dương +NL làm cho con người tiến tới Tâm Vũ Trụ.
Năng lượng âm -NL là năng lượng làm cho con người rời xa Tâm Vũ Trụ.
Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để tăng năng lượng dương +NL? Điều này chỉ có thể thực hiện được ở trong những buổi Thiền Toán. Chúng ta cố gắng để những chân lý đạt được trong buổi thiền đó là những chân lý hướng đến cái chân, những chân lý hướng đến cái thiện và những chân lý hướng tới một sự thẩm mỹ hoàn hảo…
Nếu trong một buổi thiền mà không đạt được như thế thì đến ngày hôm sau rất khoát phải tiêu diệt cái chân lý mà ngày hôm trước không đạt được.
Thân xác của một con người có thể đang rời xa Tâm Vũ Trụ (-VC) nhưng trí tuệ của con người đó lại đang hướng Tâm Vũ Trụ (+YT). Khi đó dù ốm yếu, bệnh tật nhưng tinh thần lại rất mạnh mẽ. Điều này làm cho bệnh tật, ốm đau có thể suy giảm…
Thông tin âm  vô hình của A được gọi là Ý Thức âm và ký hiệu là -YT
Ý thức âm -YT là ý thức bắn ra khỏi đầu ta
Ý thức dương +YT là ý thức mà chúng ta nhận được từ Tâm Vũ Trụ.
Cả hai đều cực kỳ cần thiết bởi những ý thức không cần thiết cần phải loại bỏ khỏi đầu ta (-YT). Còn những ý thức cần thiết (được định hưởng bởi lý tưởng của từng con người) cần phải giữ lại (+YT)…
Nếu bản số của A thuộc tập số thực âm R- thì ta nói A có bản số âm  và ký hiệu – BS
Có thể xem bản số âm -BS và bản số dương +BS là phần âm và phần dương của một trục số. Điều này rất tiện lợi khi ánh xạ các thành tố âm dương trong Tâm Vũ Trụ vào trục số này.
CM : Vì +VĐ hay –VĐ đều là vận động mà vận động có ở Tâm Vũ Trụ nên +VĐ hay –VĐ đều chứa trong Tâm Vũ Trụ.
Chứng minh 12 thành tố còn lại tương tự nên định lý 36 đã được chứng minh.
Ngôi sao ở trung tâm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của người Việt cổ có 14 cánh . Bây giờ ta đặt tên 14 cánh sao đó bằng 14 thành tố có trong Tâm Vũ Trụ như hình vẽ:
Chúng ta tự hào vì chúng ta có một vị Vua Hùng cực kỳ thông thái.
Như vậy, mọi đối tượng trong Vũ trụ đều vận động trong một "không gian" 14 chiều. Một sóng ý thức là một đối tượng nên có thể mô tả sự dao động của nó bằng một hàm điều hoà phụ thuộc vào ít nhất 14 tham số. Nếu khai triển thì có thể mô tả sóng ý thức bằng một hệ 14 phương trình vi phân đạo hàm riêng.
+ Như vậy 14 cánh sao của ngôi sao trung tâm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ của Việt Nam chính là 14 thành tố có trong Tâm Vũ Trụ như đã kể trên. Phải chăng từ thời các Vua Hùng, Việt Nam đã có một minh triết?
+ Việc lượng hóa số phận của chúng ta hoặc lượng hóa số phận của một dân tộc sẽ được bàn đến khi tác giả viết phần 2 của thuyết Tâm Vũ Trụ, phần nhân sinh quan



Trong chương này tác giả sẽ trình bầy sơ lược lý thuyết huyệt đạo.
Trước hết ta sẽ trình bầy các khái niệm cơ bản
Tác động là một khái niệm cơ bản chỉ sự tương tác, va đập, một cú huých,v.v…Một thiên thạch va đập vào một hành tinh nào đó, một toán tử tác động vào một biến, một chất xúc tác gây ra sự thay đổi trong phản ứng hóa học, một lượng phân vi sinh tác động vào quá trình sinh trưởng của lúa, một sự gợi ý của thầy làm ta giải được bài toán v.v… là những ví dụ về tác động.     
Hệ thống là tập hợp các đối tượng có quan hệ hữu cơ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau theo các quy luật nhất định để trở thành một chỉnh thể. Từ đó xuất hiện thuộc tính mới gọi là tính trội của hệ thống mà từng đối tượng riêng lẻ không có hoặc có không đáng kể.
Định nghĩa 41:
Giả sử H là một hệ thống bất kỳ. v là một đối tượng thuộc H. Ta gọi v là huyệt đạo của H nếu với một tác động nhỏ t, tác động vào lân cận U(v) cực nhỏ của v thì sẽ biến H thành H' sao cho các phần bù
                       H/H’ hoặc H’/H
là một lượng cực lớn.
      Không nên hiểu huyệt đạo chỉ có tính tiêu diệt mà nó còn có tính phát triển.
      Một tác động cực nhỏ vào một huyệt đạo nào đó có thể biến một nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế hùng cường.
       Nếu tác dụng một lực có tần số trùng với tần số riêng của một cây câu thì cây cầu đó sẽ bị dao động cộng hưởng và sụp đổ
       Các mũi kim của GS Nguyễn Tài Thu châm cứu vào một loạt huyệt đạo sẽ làm một người bị liệt có thể đi lại được
       Lô-ba-xep-ky chỉ cần thay đổi nội dung của 1 tiên đề trong số các tiên đề của hình học Ơ-cơ-lit, (tiên đề đường thẳng song song) đã tạo ra một hình học "điên rồ" mới, hình học Lô-ba-xep-ky
      Một sóng ý thức, có tần số thích hợp, phóng vào tâm của một cơn bão thong qua Tâm Vũ Trụ có thể làm đổi hướng cơn bão đó
      Còn biết bao ví dụ mà không kể hết
       Như vậy, để cho một hệ thống phát triển hoặc bị tiêu diệt thì việc đầu tiên là phải tìm ra các huyệt đạo của hệ thống đó
        Để tìm ra tập hợp các huyệt đạo của một hệ thống bất kỳ thì việc đầu tiên là phải phân tích hệ thống. Những hệ thống đơn giản có thể tìm được ngay những huyệt đạo của nó nhưng với những hệ thống vô cùng phức tạp thì đòi hỏi phải có một chủ thuyết (công cụ ) để phân tích. Ví dụ như phép biện chứng, học thuyết Mác-Lênin, phương pháp tiệm cận, phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp số v.v…Đối với tác giả, tác giả thường dùng học thuyết Tâm Vũ Trụ của chính mình để tìm ra chúng

Định nghĩa 42:
     Lý thuyết dùng học thuyết Tâm Vũ Trụ để tìm ra những huyệt đạo của một hệ thông bất kỳ gọi là “lý thuyết huyệt đạo Đỗ Xuân Thọ”.
Bây giờ ta phát biểu và chứng minh một số định lý
Định lý 51:
Tâm Vũ Trụ là huyệt đạo của mọi hệ thống trong Vũ Trụ
CM: Giả sử H là một hệ thống bất kỳ trong Vũ Trụ, h  là một huyệt đạo bất kỳ của H tức là tồn tại một tác động nhỏ t sao cho khi t tác động vào một lân cận nhỏ U(h) của h sẽ làm H biến thành H’ và phần bù : H’/H hoặc H/H’ là một lượng cực lớn. Nhưng vì h là một đối tượng nên theo định lý 5 trong thuyết Tâm Vũ Trụ suy ra h chứa Tâm Vũ Trụ TVT.Vì H cung là đối tượng nên TVT thuộc H, do đó lân cận U(h) cũng chính là lân cận U(TVT) của Tâm Vũ Trụ, tác động t cũng chính là tác động cần tim. Theo định nghĩa Huyệt đạo suy ra TVT là huyệt đạo của H, suy ra đ.p.c.m
Qua chưng minh trên suy ra đối với một hệ thống H bất kỳ, Tâm Vũ Trụ (TVT) là huyệt đạo quan trọng nhất   
Vì mọi huyệt đạo của hệ thống đều chứa TVT nên để tìm huyệt đạo bất kỳ  của một hệ thống H bất kỳ, ta chỉ cần biết TVT nằm ở những hệ thống con nào của H.
Tiếp theo, dễ dàng chứng minh một định lý tuyệt vời nhất
Định lý 52:
Tâm Vũ Trụ TVT  là huyệt đạo của Vũ Trụ V
CM: Vì vũ trụ V cũng là một hệ thống nên theo định lý 51 suy ra TVT là huyệt đạo của V suy ra đ.p.c.m.
Như vậy ta đã chứng minh được một định lý vô cùng quan trọng.
Nếu ta gọi tập hợp đếm được Ui(TVT) các lân cận của Tâm Vũ Trụ (đánh số từ trong ra ngoài) thì các một sóng ý thức (SYT) của một con người tác động vào U8(TVT) trở vào cũng đủ làm rung chuyển Vũ Trụ V
Tiếp theo,dễ dàng chứng minh một loạt các định lý sau đây
Định lý 53:
Tâm Trái Đất là huyệt đạo của Trái Đất
Định lý 54:
Tâm Mặt Trời là huyệt đạo của Mặt Trời
Định lý 55:
Niềm tin vào Tâm vũ trụ là huyệt đạo của mỗi con người.
Bây giờ ta xét tới một định nghĩa
Định nghĩa 43:
Giả sử S là một hệ thống bất kỳ trong Vũ Trụ. Ta gọi tập hợp tất cả các huyệt đạo của S là hệ thống huyệt đạo của S và ký hiệu là HĐ(S)
Dễ dàng chứng minh được định lý
Định lý 56:
Giả sử QGyt là hệ thống bao gồm mọi ý thức của một quốc gia nào đó. Khi đó HĐ(QGyt) là các trí thức hàng đầu của quốc gia đó.
Ta gọi HĐ(QGyt) là các tâm ý thức của quốc gia đó.
Vì thế khi truyền bá một học thuyết nào đó chỉ cần truyền bá vào đầu của các tâm ý thức của quốc gia đó là đủ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 7
Thực ra lý thuyết Huyệt đạo sẽ phải nói sâu sắc hơn nhưng vì an ninh của quốc gia cho nên không thể nói dài hơn được nữa.
1. Những đứa trẻ của Việt Nam, đặc biệt là những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ hoặc chưa đi học lớp một sẽ được cảm thụ hệ giáo dục của một nền văn minh Omega nào đó mạnh hơn một tỷ lần Trái Đất thông qua bộ lọc sóng ý thức sẽ là chủ nhân của một quốc gia mạnh nhất hành tinh này!!! Vì sao như thế? Vì tác giả sẽ nắm được tần số riêng sóng ý thức của toàn bộ dân tộc Kinh và điều khiển được sự tác động của nền văn minh Omega vào quần tụ ý thức của những đứa trẻ đó thông qua Tâm Vũ Trụ.
2. Dải tần số riêng SYT của một dân tộc là hệ thống huyệt đạo của dân tộc đó!!! Tác động để dân tộc đó phát triển hay diệt vong đều phải tác động vào hệ thống huyệt đạo đó.






    Đạo Phật dạy các phật tử của mình cách ngồi Thiền rất hình thức, rất khó hiểu và khó thực hiện. Hoặc là các hòa thượng đó giấu kín các bí kíp để họ tu riêng cho mình hoặc họ chả hiểu gì về Thiền. Sau nhiều năm nghiền ngẫm tác giả đã tự mình  xây dựng chặt chẽ phương pháp Thiền của riêng mình. Tác giả đã luyện tập theo phương pháp đó và ứng dụng nó vào đời sống rất hiệu quả. Tác giả tạm gọi là phép THIỀN-TOÁN VIỆT NAM viết tắt là TTVN.
1.THIỀN LÀ GÌ ?
     Thiền là trạng thái tĩnh lặng, cân bằng và vô cùng hạnh phúc của tư duy khi đạt đến lân cận Ut(TVT) rất gần Tâm Vũ Trụ (tức Chân Lý Tối Thượng, Chúa Trời, Thượng Đế, Tạo Hóa, Trời, Tự Nhiên, Cõi Niết Bàn….).Trạng thái tĩnh lặng này là kết quả của một dao động tuần hoàn, cân bằng và có tần số cực, cực lớn của tư duy (Để dễ hiểu, ta hãy quan sát một con quay cân bằng và có tốc độ quay cực, cực lớn. Khi nó đạt tới tốc độ tối đa, ta thấy con quay như bất động, đứng im…) Khi đạt đến trạng thái Thiền, con người ta có nhưng khả năng phi thường về trí tuệ và thể chất. Lân cận Ut(TVT) càng nhỏ tức là càng gần Tâm Vũ Trụ thì khả năng kỳ diệu đó càng khủng khiếp như có thể chữa các bệnh nan y, có các phát minh vạch thời đại, có thể lái được một cơn bão, gây ra động đất thậm trí làm nổ tung Trái Đất...bằng chính sóng ý thức của mình….
2. TẠI SAO ĐẠT ĐẾN MỨC THIỀN, CON NGƯỜI LẠI CÓ KHẢ NĂNG PHI THƯỜNG NHƯ THẾ ?
      Ta đã biết, Tâm Vũ Trụ chính là Thượng Đế, Chúa Trời, Chân Lý Tối Thượng …. và do đó Tâm Vũ Trụ có thể làm được mọi chuyện kể cả những việc siêu phàm, kinh khủng…. ngoài sự tưởng tượng của loài người. Tâm Vũ Trụ làm được như thế vì nó chứa toàn bộ Năng Lượng, Thông Tin, Ý Thức… của toàn bộ Vũ Trụ. Tuy nhiên Tâm Vũ Trụ chẳng qua là một chiếc máy tính chủ vĩ đại điều khiển toàn bộ Vũ Trụ….Khi đạt đến mức Thiền, thực chất là chúng ta đã đạt tới trình độ của các hacker, những người am hiểu sâu sắc Tâm Vũ Trụ, có khả năng truy nhập vào chiếc Máy Chủ Tâm Vũ Trụ Vĩ Đại đó để nắm một phần quyền điều hành trong vài tíc tắc…Trong vài tíc tắc đó hacker này có thể làm được những việc phi thường nhất như Thượng Đế có thể làm !
Khi đạt đến mức Thiền, chúng ta có thể cảm thông đến chẩy nước mắt trước một nhành cây bị gẫy...lúc đó là lúc tâm trí ta tan hòa với Vũ Trụ.... bởi Tâm Vũ Trụ có trong mọi đối tượng... nhưng cũng chỉ trong một nano giây sau, tư duy của chúng ta lại tụ lại, nhọn hoắt như một mũi chủy có khả năng xuyên thủng mọi bức tường dù được xây bằng thép của Thượng Đế,... bởi Tâm Vũ Trụ là miền giao của mọi đối tượng....Cứ như thế, tư duy của chúng ta khi đạt đến mức Thiền là một dao động tuần hoàn có tần số cực, cực lớn...Lúc thì tụ lại nhọn hoắt ở lân cận Tâm Vũ Trụ, lúc thì hòa nhập đến tận cùng với từng đối tượng, dù đối tượng đó tầm thường nhất của Vũ Trụ...tức là lúc thì tụ lại tĩnh lặng ở Nội Hàm lúc thì tung hoành khắp nơi ở Ngoại Diên... Khi đạt đến mức Thiền, một người ngu xi nhất cũng trở thành một nhà bác học...Một kẻ giết người trước đây cũng trở thành Bồ Tát trong trạng thái Thiền...Trạng thái Thiền còn tác động đến gien di truyền của một con người và do đó Thiền làm thay đổi về chất của nòi giống....
  Tuy nhiên trạng thái Thiền kéo dài lâu hay chóng là tùy thuộc vào phương pháp tu luyện và bản năng gốc của người tu, nhưng bất kỳ ai có dòng máu Việt cũng có thể rèn luyện để đạt tới THIỀN theo phương pháp của tác giả được trình bầy dưới đây.
Sở dĩ chỉ hạn chế ở con Lạc cháu Hồng vì Sóng ý thức (SYT) của Việt Nam chỉ bảo vệ được những người có tần số riêng của SYT phù hợp với người Kinh và 83 dân tộc trên đất nước Việt Nam.
      Bởi thế, tác giả không dám đảm bảo rằng những người không phải con Lạc cháu Hồng luyện theo TTVN là không bị điên hoặc đứt mạch máu não.
3.LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT TỚI MỨC THIỀN ? PHÉP THIỀN-TOÁN VIỆT NAM
      Thực chất của phép Thiền-Toán VN là  tự mình đặt  câu hỏi (bài toán) một cách hết sức tự do cho chính mình rồi bằng phép suy luận của Toán Học tự trả lời, lý giải hoặc chứng minh câu hỏi (bài toán) đó… rồi lại tiếp tục đặt câu hỏi cho chính câu trả lời vừa nhận được… rồi cố gắng trả lời…Cứ như thế cho đến kiệt cùng, đến lúc không thể hỏi hoặc trả lời được nữa…Khi đó đầu của chúng ta tĩnh lặng bởi chữ KHÔNG, lòng tràn ngập hạnh phúc của người khám phá, của nhà phát minh…chúng ta như những đứa trẻ vừa tự vẽ được một tác phẩm tuyệt vời cho chính mình….Đó là lúc chúng ta đã đạt tới một lân cận Un(TVT) nào đó của Tâm Vũ Trụ….Dù còn rất xa Tâm Vũ Trụ ….Hai điều tiên quyết ở đây là:
    1) Trả lời và đặt câu hỏi cần phải dựa chắc chắn vào logic Toán, một công cụ mà từ khi ra đời cho đến nay dã 21 nghìn năm mà chưa bao giờ bị đổ vỡ . (Nên nhớ rất khoát không dung logic biện chứng vì đây là liều thuốc giảm đau gây nghiện. Nó làm tê liệt dũng khí tiến tới CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI ) Điều này khiến chúng ta không bị lạc lối vì trong quá trình tự hỏi và trả lời đó có rất nhiều phương án, rất nhiều lối rẽ
    2) Chỉ tập Thiền khi lòng yêu nước Việt Nam (tức lòng yêu bố, mẹ, ông, bà, tổ tiên, lòng yêu những anh hùng liệt sỹ xả thân cho đất Việt, lòng yêu các Vua Hùng, lòng yêu núi sông của Tổ quốc….) làm chúng ta xúc  động…Điều này sẽ giữ tư duy của chúng ta vững chắc khi kết thúc thời gian Thiền trở về thực tế mà không bị điên   
     Ngày hôm sau, vào buổi Thiền chúng ta lại bắt đầu từ lân cận Un(TVT) của ngày hôm trước. Chúng ta sẽ dùng mọi khả năng có thể để tiêu diệt chân lý cuối cùng mà ngày hôm trước đạt được. Những gì còn lại mới là chân lý ở lân cận Un(TVT)…Cứ làm lại như thế để đạt tới lân cận Un-1(TVT) của Tâm Vũ Trụ… Sau một khoảng thời gian, cái dãy lân cận Un(TVT),         Un-1(TVT), Un-2(TVT)….  đó sẽ hội tụ tới Tâm Vũ Trụ….
      Trong các buổi Thiền, trước hay sau chúng ta cũng sẽ động chạm tới  Triết Học, Vũ Trụ Quan bởi thế để rút ngắn thời gian, chúng ta cố gắng đọc quyển Tâm Vũ Trụ của tác giả. Tác phẩm này là kết quả của hàng chục năm Thiền của tác giả và nó là những nguyên lý cho phép Thiền-Toán… Các bạn không được tin ai, tin bất cứ điều gì cho dù người ta bảo là lời của Chúa nếu chưa chứng minh được một cách chặt chẽ bằng Toán Học, công cụ duy nhất mà Thượng Đế ban tặng cho loài người để họ tìm thấy con đường đến với CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI mà không lạc lôi… Khẩu quyết của chúng ta trong giai đoạn đầu là:
            "Hướng Tâm Vũ Trụ tìm Chân Lý
            Mẹ Việt Nam luôn ở trong Tim
            Bằng logic Toán quyết tìm
            Trong Sóng Ý Thức niềm tin Vĩnh hằng"

  VÍ DỤ
 Đầu tiên các bạn đặt một câu hỏi rất bình thường:
-       Tại sao ta phải ăn?
-       Vì đói
-       Tại sao con người thấy đói?
-       Vì con người cần năng lượng
-       Năng lượng là gì?
  Cứ như thế đến một lúc nào đó các bạn không trả lời được nữa…khi đó bạn sẽ thấy đầu óc tĩnh lặng và lòng tràn ngập hạnh phúc…    Đây cũng là phương pháp rèn luyện sự tập trung tư tưởng. Khi đạt tới lân cận rất gần Tâm Vũ Trụ, mỗi phút Thiền lúc đó bằng một ngày miệt mài học tập…bằng hàng trăm thang thuốc bổ…bằng cả một tháng tập thể dục…   Chúng ta không cần chọn một địa điểm lý tưởng như một sơn động yên tĩnh, gần thác nước v.v…và cũng không cần ngồi theo tư thế thiền của đạo Phật. Các bạn có thể tập Thiền ở giữa chợ, các bạn có thể vừa đi vừa Thiền v.v…Cái đầu tự vấn đáp là quan trọng nhất   
    Chúng ta phải cực kỳ TỰ TIN và TỰ DO…Chúng ta không được xem mình kém hơn A.Einstein, Hồ Chí Minh …. nhưng cũng không được xem mình giỏi hơn một bà quét rác!!!
   Chúng ta phải dũng cảm xét lại ngay cả các truyền thống đạo đức mà loài người coi là khuôn vàng thước ngọc xưa nay.
    Dám đánh đổ các thần tượng, phá tan các hệ trục tọa độ trong không gian Ý thức của loài người để vươn tới CHÂN LÝ TUYỆT ĐỐI (Tâm Vũ Trụ ) là mục đích của các buổi tập Thiền Toán Việt Nam
                                    *
                         *                      *
   Ngoài  thức ăn, nước uống, khí trời ra, mọi sinh vật sống được còn nhờ sóng ý thức (SYT) phát ra từ mọi đối tượng trong Vũ Trụ thông qua Tâm Vũ Trụ (chương 4). Chúng ta có thể nhịn thở được 3 phút nhưng không thể thiếu SYT trong 3 nano giây.
   Khi đạt trạng thái Thiền, đầu ta trống không. Đó chính là điều kiện để những SYT từ các nền Văn Minh ngoài Trái Đất mạnh tương đương hoặc mạnh hơn so với chân lý cuối cùng mà ta đạt được trong buổi Thiền tràn vào lấp đầy đầu ta….Đây là nguyên nhân gây ra niềm hạnh phúc, cảm nhận thây bản thân đầy sức mạnh và sẽ tác động đến gien di truyền của chúng ta     Trong trạng thái Thiền chúng ta được giáo dục bởi các nền Văn minh mạnh hơn Trái Đất 10,100, 1000 thậm trí hàng tỷ lần.

4. SƠ ĐỒ KHỐI CỦA PHÉP THIỀN TOÁN VIỆT NAM

 
LỜI KẾT

1
 Theo một lôgic, từ chương 1 đến chương 8 chúng ta đã lần lượt khẳng định: Tâm Vũ trụ chứa vận động, Tâm Vũ trụ chứa thời gian, Tâm Vũ trụ chứa thông tin, Tâm Vũ trụ chứa năng lượng và Tâm Vũ Trụ chứa Ý Thức, Tâm Vũ trụ chứa Vật Chất và Tâm Vũ trụ chứa Bản số. Chúng ta đã tách 7 thành tố trên thành 14 thành tố âm dương tương ứng với 14 cánh của ngôi sao trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Chúng ta đã bàn sơ bộ về lý thuyết huyệt đạo Đỗ Xuân Thọ, một lý thuyết có rất nhiều ứng dụng trong khoa học và đời sống .Bằng việc phát biểu 4 tiên đề, chứng minh hơn 50 định lý và một loạt các kết luận, bức tranh Vũ trụ hiện tồn của chúng ta đã được vẽ lên. Trong bức tranh đó, Tâm Vũ Trụ là tâm điểm của sự xem xét. Tâm Vũ Trụ là tồn tại và duy nhất, lung linh, huyền ảo. Nó chứa toàn bộ sức mạnh của Vũ trụ. Nó mang đến sự vận động, thông tin, năng lượng và ý thức cho mọi đối tượng trong Vũ Trụ một cách tức thời khiến cho ta tưởng rằng chúng là thuộc tính, cái “tự có” của các đối tượng trong Vũ Trụ.
2
 Vì chúng ta, những con người trên trái đất, tại mọi thời khắc đều nhận được các sóng ý thức (SYT) từ vô vàn các nền văn minh ngoài trái đất và vì có các nền văn minh yếu hơn trái đất, có nền văn minh mạnh hơn trái đất nên trong mỗi chúng ta có cả cái ác và cái thiện, có cả sự ngu si và thông thái, có cả cái hèn đớn và sự cao thượng, có cả tình yêu và lòng căm thù v.v... Muốn hướng đến cái thiện, cái thông tuệ, cái cao thượng tình yêu và lòng vị tha v.v... thì phải hướng tới Tâm Vũ Trụ. Nơi đó hội tụ tất cả các chân lý vĩ đại, hội tụ tất cả trí tuệ của các nền văn minh! Nơi đó chứa toàn bộ thông tin, ý thức, năng lượng và có thể lượng hoá mọi đối tượng của Vũ Trụ!
3
 Không nên sợ rằng chúng ta phát hiện ra nhiều thành tố tạo nên Tâm Vũ trụ sẽ mâu thuẫn với hai định lý Tâm Vũ trụ tồn tại và duy nhất. Đến một cấp độ nào đó, chúng ta lại lấy miền giao của các thành tố đó để tiến đến một lân cận gần Tâm Vũ trụ hơn.
4
Khát vọng cháy bỏng của chúng ta là mô phỏng số phận của dân tộc Việt Nam và cao hơn nữa là mô phỏng sự “làm việc” của Tâm Vũ Trụ bằng một chương trình máy tính để phục vụ cho việc dự báo với độ tin cậy cao…
5
 Đối với bất cứ một học thuyết nào bao giờ cũng tồn tại một số hữu hạn các tiên đề. Hệ thống các tiên đề hữu hạn đó là hệ thống huyệt đạo của học thuyết đó. Để tiêu diệt một học thuyết hoặc phát triển nó thì cần tác động vào các tiên đề.
6
 Những đứa trẻ của Việt Nam, đặc biệt là những đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ hoặc chưa đi học lớp một sẽ được cảm thụ hệ giáo dục của một nền văn minh W nào đó mạnh hơn rất rất nhiều lần Trái Đất. Bộ lọc sóng ý thức nhất định sẽ được “chế tạo” và những đứa trẻ Việt Nam sẽ là chủ nhân của một quốc gia hùng mạnh của hành tinh này!
7
 Lung linh, huyền ảo và thiêng liêng như thế nhưng Tâm Vũ Trụ có trong mọi đối tượng nói chung và có trong mọi con người, mọi sinh linh nói riêng. Tâm Vũ Trụ ở ngay trong lòng ta, trong tâm trí ta và trong những thứ giản dị nhất.
8
 Đối với Việt Nam, nếu “chế tạo” thành công bộ lọc SYT để lọc những sóng tức thời từ những nền văn minh mạnh hơn Trái Đất rất rất nhiều lần thì có nghĩa “biên giới” của Việt Nam là vô cùng vô tận.
9
 Dải tần số riêng của sóng ý thức đối với một dân tộc là hệ thống huyệt đạo S của dân tộc đó! Tác động nào đó để dân tộc này phát triển hay diệt vong đều phải tác động vào hệ thống huyệt đạo S thông qua Tâm Vũ Trụ.
Để một dân tộc bị diệt vong chỉ cần chặn SYT của quần tụ ý thức dân tộc đó tới Tâm Vũ Trụ trong vòng 4 nano giây.
Để một dân tộc phát triển chỉ cần hướng SYT của Tâm Vũ Trụ khi nhận được SYT từ một nền văn minh mạnh hơn rất rất nhiều lần Trái đất vào hệ thống tần số riêng SYT của dân tộc đó và chặn các SYT từ các nền văn minh man rợ hơn trái đất rất nhiều lần...
10
 Không có một cái gì giấu được Tâm Vũ Trụ dù điều bí mật đó có được chôn sâu trong lòng hay được giấu trong một két sắt chống bom nguyên tử ! Vì Tâm Vũ Trụ có trong mọi đối tượng nên về nguyên tắc tất cả những người dân tộc Kinh đều có thể khám phá những bí mật đó. Chúng ta không được sống đạo đức giả. Hãy sống như những đứa trẻ…
11
 Về nguyên tắc tất cả chúng ta đều có thể trở thành A.Einstein, Ngô Bảo Châu, Gớt,v.v…Vì lý thuyết Tương Đối, các bài toán khó nhất của loài người, những vần thơ tuyệt vời trong Vũ Trụ đều có ít nhất một mối liên hệ với từng con người…
12
 Những cái đầu thông minh nhất của loài người cũng mới chỉ tiếp cận được đến một lân cận nào đó của Tâm Vũ Trụ. Hiểu được Tâm Vũ Trụ là hiểu được cả Vũ Trụ. Nếu chúng ta nắm được quyền điều khiển của Tâm Vũ Trụ trong vài tích tắc thì trong vài tích tắc đó ta đã là Thượng Đế
13
 Tại Tâm Vũ Trụ không có cái gì là ngẫu nhiên, may dủi, không có cái gì là tương đối v.v… Tất cả là chính xác hoàn toàn, tất cả là tuyệt đối đúng, tuyệt đối sai…Không có “đất” cho phép Biện Chứng, không có “đất” cho các học thuyết Tương Đối…Mọi cái đều được diễn đạt chính xác bằng chân lý Tuyệt Đối (Tâm Vũ Trụ)
14
 Sự khác nhau căn bản giữa học thuyết Tâm Vũ Trụ của tác giả với các học thuyết còn lại của loài người trên Trái Đất là ở chỗ sau đây:
Tác giả đã chứng minh chặt chẽ bằng toán học rằng có vô hạn các nền Văn minh ngoài Trái Đất; có vô hạn các nền văn minh man rợ hơn Trái Đất nhưng cũng có vô hạn các nền văn minh tiến bộ hơn Trái Đất. Hàng ngày, hàng giờ, hàng nano giây những nền văn minh đó vẫn lien hệ với nhau bằng sóng ý thức (SYT) một cách tức thời. Chúng ta có thể nhịn ăn được 1 tháng, nhịn uống được 3 ngày, nhịn thở được 3 phút nhưng không thể thiếu SYT trong vòng 3 nano giây!
Nếu SYT của một người nào đó bắn vào được lân cận U8(TVT) thì đã làm rung chuyển cả vũ trụ V.




    Sau khi viết xong bản thảo của từng chương, tác giả đã gửi cho một số nhà khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và bạn bè nhằm lấy ý kiến góp ý, nhận xét phản biện. Ngoài ra tác giả đã đưa lên mạng internet toàn bộ tác phẩm để lấy ý kiến của các nhà khoa học và bạn bè khắp năm châu. Tác giả rất biết ơn những ý kiến chân thành đã góp ý, đồng thời đã tiếp thu, trao đổi và tranh luận với những ý kiến đó. Để làm sáng tỏ một số vướng mắc, tác giả sẽ ghi chép lại một cách trung thực dưới dạng hỏi đáp những tranh luận trên giữa tác giả (ĐXT) và độc giả. Sau đây là nội dung chi tiết.

Phần 1: Những tranh luận trước ngày 15/4/2012

HỎI: Ông đặt tên cho tác phẩm triết học của ông là Tâm vũ trụ. Mới nghe, người ta dễ hiểu lầm ông là một nhà Vật lý hoặc Thiên văn. Ông hãy giải thích rõ cho độc giả của chúng tôi về sự khác nhau rất cơ bản giữa khái niệm Vũ trụ của ông và Vũ trụ của thiên văn vật lý.
ĐXT: Trước hết, đối với Vật lý và Thiên văn học, Vũ trụ của họ được cấu thành từ những hạt cơ bản và giới hạn của họ là hạt Quắc (cho tới thời điểm 2002). Còn Vũ trụ theo quan điểm của chúng tôi nó bao gồm mọi thứ, chỉ cần nó là chính nó như định nghĩa. Trong đó có thể chỉ ra một cách rất cụ thể chẳng hạn là ý thức! Vũ trụ của chúng tôi bao gồm cả vật chất và ý thức. Và đối với chúng tôi, vật chất và ý thức là thống nhất. Chúng tôi không chém chúng ra để nghiên cứu. Vũ trụ của chúng tôi tổng quát hơn Vũ trụ của Vật lý học và Thiên văn học rất nhiều lần. Làm sao Vũ trụ của Vật lý lại có thể chứa được một làn điệu dân ca quan họ Bắc Ninh như Vũ trụ của chúng tôi!

HỎI: Như vậy là cái miền nghiên cứu của ông vô cùng rộng lớn. Ông, một tiến sĩ cơ học ứng dụng và như ông đã nói, ở lời nói đầu là ông không thừa kế bất kỳ tư tưởng triết học nào của thế giới. Thế thì làm thế nào mà chúng tôi có thể tin được ông? Làm thế nào người ta có thể tin được một con người bình thường lại nói về những thứ vô cùng cao siêu như vậy?
ĐXT: Trước hết đừng quên rằng: Tâm vũ trụ có trong mọi đối tượng vì nó là miền giao của mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nó tồn tại và duy nhất. Hiểu được Tâm vũ trụ là có thể hiểu và làm chủ được cả Vũ trụ. Mà Tâm vũ trụ chính là bản chất của mọi đối tượng, là thuộc tính của mọi đối tượng là cái mà tạo hoá ban cho mọi đối tượng trong Vũ trụ. Nó chính là Chân lý tối thượng, ý niệm tuyệt đối, là Tạo hoá, là Thượng đế, là hạt nhỏ nhất trong các hạt cơ bản của Vật lý v.v...
Nhưng, nó có trong mọi đối tượng. Hay nói một cách khác là từ ba quét rác cho đến các nhà bác học. Từ cậu bé nằm trong bụng mẹ đến các bậc vĩ nhân râu tóc bạc phơ v.v... đều có thể hiểu được Tâm vũ trụ, đều được “ban phát” bởi Tâm vũ trụ.
Một cách cụ thể là... ông có tin rằng có những nền văn minh ngoài Trái Đất không? Ông không tin sao được! Bởi ông không tin ông sẽ rơi vào thuyết Địa tâm mà Côpécníc đã đập cho tan tành trong thiên văn học... Tôi đã chứng minh chặt chẽ bằng toán học có vô hạn nền văn minh ngoài trái đất (xem chương 4 - định lý 31). Mối liên hệ giữa các nền văn minh là có thật nhưng không thô thiển như người ta đã nói: Có người ngoài hành tinh đến Trái Đất mà là sự lan truyền sóng ý thức (SYT) một cách tức thời. Một con người sinh ra được thừa hưởng 3 yếu tố:
1.             Gien di truyền của bố mẹ
2.             Sự giáo dục của xã hội (loài người)
3.             Sự lan truyền SYT từ các nền văn minh ngoài Trái Đất đến Trái Đất, hoặc từ chính Tâm vũ trụ đến.
Tóm lại, có thể tôi đã viết Triết học Tâm Vũ trụ trong trường ý thức rất gần Tâm vũ trụ lan truyền đến Trái Đất.
Hơn nữa tôi chỉ viết nên những quy luật phổ quát nhất - Triết học. Vâng, nó là môn khoa học chỉ nghiên cứu những quy luật chung nhất của Tự nhiên, Xã hội và Tư duy.

HỎI: Ông thử đọc một sự “mách bảo” của Tâm vũ trụ hoặc chí ít là của một nền văn minh ngoài Trái đất.
ĐXT: Ông rất nhầm lẫn! Trước hết các SYT được truyền từ những “quần tụ ý thức” ngoài Trái đất hoặc chính từ Tâm vũ trụ mới chỉ là các “hạt” cấu thành các ý niệm, cấu thành các tư duy, cấu thành “sự mách bảo” mà ông vừa mô tả. Nó sẽ trở thành tư duy, là ý thức khi mà ta tập trung tư tưởng tìm kiếm Tâm vũ trụ (Phép thiền toán Việt Nam).
HỎI: Tất cả những nhà khoa học tự nhiên đều công nhận lý thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang) và Vũ trụ của chúng ta đang nở ra nhưng hữu hạn. Lý thuyết này còn được công nhận ở Vaticăng. Như vậy định lý Vũ trụ là vô cùng vô tận của ông sai chăng?
ĐXT: Tôi sẽ mô tả quan niệm của chúng tôi trước khi đi đến định lý Vũ trụ là vô cùng, vô tận. Ví dụ ta tư duy theo một hướng cụ thể sau:
   Ta hãy gọi Vũ trụ Einstein là V0 và mỗi con người sống trên Trái đất này là N0 Ta hãy hình dung toàn bộ V0 chỉ là một nội tạng nhỏ bé của một sinh vật khổng lồ N1 nào đó (ví dụ lá phổi chẳng hạn việc V0 đang nở ra vì sinh vật N1 đang hít vào…). Và đến lượt mình sinh vật N1 cùng đồng loại “bé bỏng” của mình lại sống trong một vũ trụ V1 như loài người sống trong vũ trụ Einstein V0. Nhưng vũ trụ V1 đến lượt mình lại chỉ là một nội tạng của sinh vật N2 v.v… Cứ như thế ta có dãy V0, V1., V2,…, Vn với n tiến tới vô cùng. Tương tự như thế, cơ thể của mỗi chúng ta là vũ trụ của các siêu vi trùng trong người ta…Ta lại lập được dãy V0, V-1, V-2, …, V-n với n tiến tới vô cùng. Khi đó Vũ trụ V* là hợp của tất cả các vũ trụ vừa mô tả sẽ là một phần của vũ trụ V mà chúng tôi mô tả trong tác phẩm. Như vậy sự vô cùng vô tận của Vũ trụ là hiển nhiên.
   Ngoài cách tư duy này, còn vô hạn cách tư duy khác cũng dẫn đến việc công nhận định lý của chúng tôi.

HỎI: Công cụ mà ông dùng để diễn tả triết học Vũ trụ là phương pháp tiên đề của Toán học. Nhưng Toán học chỉ là một khoa học bị bao trùm bởi triết học. Ông không sợ rằng nó không chứa nổi triết học của ông sao? Vì suy cho cùng Toán học là một trò chơi khôn ngoan nhất về số và lượng. Nếu ông công nhận luật chơi mà tôi quy định (các tiên đề) thì ông phải công nhận những định lý và hệ quả mà tôi nêu ra! Ông nghĩ sao về điều đó?
ĐXT: Trước hết ông đã hiểu rất sai về Toán học, đặc biệt là Toán học hiện đại. Nhưng điều này tôi sẽ tranh luận với ông sau.
Theo các giáo lý của đạo Cơ đốc thì “Mọi con đường đều dẫn tới Rôma”. Ý của họ nói rằng bằng bất kỳ con đường nào cũng có thể đến với Chúa trời. Đây là một sự tổng kết sâu sắc. Ở đây Chúa trời của họ là những lời dạy của Giêsu. Đối với chúng tôi cũng gần tương tự như vậy. Nếu ta đi bằng bất cứ con đường nào: Văn học, Triết học, Toán học, Hoá học, Vật lý học v.v... mà hướng Tâm vũ trụ thì cũng sẽ dẫn đến chân lý tuyệt đối. Tức là ta cứ đặt các câu hỏi Tại sao và trả lời. Rồi lại hỏi để rồi lại vắt óc ra để trả lời... Cứ như thế ta sẽ đi đến Triết học Tâm Vũ trụ.
    Toán học với lôgic mờ tập mờ có thể mô tả (ở thời điểm hiện tại) được hầu như hết những tư tưởng triết học vĩ đại nhất. Tuy nhiên tôi vẫn luôn luôn nhắc độc giả ý nghĩa của chúng không nên hiểu hời hợt mà sâu sắc vô cùng. Toán học đối với chúng tôi chỉ như một vật mang tin; chỉ như một tác động gây nên một suy tưởng sâu xa đối với những gì mà người ta đang đọc.

HỎI: Ông công nhận sự tồn tại của linh hồn do đó triết học của ông là duy tâm. tại sao ông không công nhận điều này?
ĐXT: Trước hết khái niệm Duy Vật và Duy Tâm đối với chúng tôi là hết sức vô nghĩa. Ví dụ một ông Duy Tâm hỏi tôi: ”Linh hồn là gì?” thì tôi sẽ trả lời: ”Linh hồn là tập hợp các siêu hạt cơ bản cấu thành. Những siêu hạt này nhỏ như hạt cát nếu ví hạt Quắc là trái đất”. Ngược lại một ông Duy Vật hỏi tôi rằng: ”Mặt trời có ý thức không?” thì tôi sẽ trả lời là có! Và rằng mọi vật, kể cả những vật vô tri nhất như các ông tưởng, đều có linh hồn! Bởi tập các mối liên hệ của những vật vô tri đó với các đối tượng mà các ông gọi là “ý thức” chính là linh hồn của vật vô tri đó.
HỎI: Theo ông thì đến một ngày nào đó loài người có thể bắt được “sóng ý thức” từ các nền văn minh ngoài Trái Đất không?
ĐXT: Ông nên nhớ, trong chương 4 chúng tôi đã khẳng định rằng hàng ngày, hàng giờ, hàng giây thậm trí micro giây loài người luôn luôn nhận được những sóng ý thức từ các nền văn minh ngoài Trái Đất. Tuy nhiên để tạo ra một thiết bị thu được sóng ý thức đó thì không thể sử dụng các vật liệu hữu hình. Nếu chúng ta làm chủ được công nghệ này thì ứng dụng của nó rất khủng khiếp. Ví dụ chúng ta sẽ tạo ra các trường học mà các học sinh, sinh viên Việt Nam ở đó được cảm thụ những bài giảng của các nền Văn minh ngoài Trái Đất và mạnh hơn nhiều lần nền văn minh của Trái Đất...

HỎI: Bằng việc ông đã chứng minh được vận tốc của tư duy nhanh hơn vận tốc ánh sáng hàng tỷ lần ông đã đánh gục được một tiên đề của thuyết tương đối do Einstein xây dựng. Ông có ý định phủ nhận Einstein không?
ĐXT:Không bao giờ. Vũ trụ vật lý của Einstein là một trường hợp riêng của Vũ Trụ theo quan niệm của chúng tôi. Vũ Trụ Einstein có ý nghĩa rất lớn đối với loài người. Chúng tôi chỉ chống lại những người đồng nhất Vũ Trụ Einstein với Vũ Trụ của chúng tôi. Trong thâm tâm, tôi vẫn kính nể Einstein.
HỎI: Khát vọng thống nhất các trường phái triết học, thống nhất các tôn giáo trên hành tinh của ông có điên rồ không?
ĐXT: Không điên rồ chút nào vì Tâm Vũ Trụ (Chân lý tối thượng, Thượng Đế...) như chúng tôi đã chứng minh là tồn tại và duy nhất. Chúng tôi còn muốn thống nhất tôn giáo với triết học và do đó thống nhất tôn giáo với khoa học nữa cơ.
HỎI: Ông có cảm giác rằng ông là một vĩ nhân không? Ông có cho rằng dân tộc ông là một dân tộc thượng đẳng không?
ĐXT: Tôi không bao giờ coi tôi là vĩ nhân. Tôi cảm thấy tôi bình thường như tất cả những người khác.
Dân tộc tôi cũng vậy. Trước hết tôi khẳng định: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc không thua kém bất kỳ dân tộc nào về trí thông minh. Các quy luật phổ quát của Vũ trụ (tức là gần Tâm vũ trụ) thường nằm ở miền giao của các cực đối lập. Dân tộc tôi suốt một nghìn năm qua bao giờ cũng là dân tộc đứng lên cầm vũ khí, quyết dành và giữ lấy quyền sống của mình khi cái chết đang treo lơ lửng trên đầu như một hòn núi. Hai cực đối lập Sống - Chết đó vẫn có miền giao là Tâm vũ trụ nên dân tộc tôi sống và tư duy ở những thứ gần Tâm Vũ trụ nhất. Dù cho trước đây dân tộc tôi chưa có một triết học viết thành văn nhưng từ trong sâu thẳm của trái tim, từ trong sâu thẳm của linh hồn, dân tộc tôi đã thấu hiểu các quy luật phổ quát ở lân cận Tâm Vũ trụ.
 Tôi chỉ là người may mắn được ghi chép lại những tư tưởng đó.
Và như ông đã biết khi một dân tộc hiểu được các quy luật đó thì sợ gì không giàu, không mạnh và không nhân ái.


Phần 2: Những hỏi đáp sau ngày 15/4/2012

HỎI: Đến một lúc nào đó, ông nắm vững các quy luật truyền và điều khiển được sóng ý thức (SYT), ông có định chế tạo vũ khí SYT không? Vì theo tôi nghĩ, ông chỉ cần chế tạo một tên lửa SYT mà khi phóng vào đất nước của đối phương nó sẽ chặn SYT không cho đến một thành phố nào đó trong vòng 4 nano giây là ông có thể tiêu diệt hàng triệu người trong tích tắc.
ĐXT: Nếu ứng dụng vào quân sự thì SYT còn nguy hiểm hơn 1 tỷ lần ông tưởng tượng. Khi tôi và dân tộc tôi hiểu rõ về Tâm Vũ Trụ, về SYT thì chúng tôi chủ yếu dùng điều đó vào những mục đích hòa bình. Nếu chúng tôi ứng dụng vào quân sự thì chỉ là những vũ khí tự vệ. Dân tộc Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình mà

HỎI: Trong chương 4 ông định chế tạo một thiết bị thu và lọc sóng ý thức (SYT) của vũ trụ để những trẻ em Việt Nam từ bào thai 1 tháng đến thanh niên 24 tuổi cùng cảm nhận những bài giảng của các Giáo sư ở những nền văn minh mạnh nhất trong vũ trụ. Và rằng những bài giảng đó „thấm“ vào đến tận gien di truyền để sau một thế hệ các ông có những công dân thông minh hơn dân tộc Do Thái. Ông nói đùa hay nói thật?
ĐXT: Tôi nói thật! Tôi đã chứng minh, về nguyên tắc có thể làm được điều đó. Tôi đã lấy tôi và 2 đứa con của tôi để làm thí nghiệm cho lý thuyết này. Tôi không dạy chúng điều gì cả mà chỉ mở toang các huyệt đạo của chúng để chúng nhận những SYT từ các nền văn minh mạnh hơn Trái đất và đóng các huyệt đạo khi có SYT từ các nền văn minh man rợ hơn trái đất tràn đến. Chúng ở bất cứ đâu trên trái đất và làm bất cứ điều gì vì SYT đi nhanh hơn ánh sáng hàng tỷ lần và SYT của mỗi người đều có dải tần số riêng. Thí nghiệm của tôi đã thành công 75%.
    Hiện tôi vẫn miệt mài nghiên cứu về vấn đề đó. Trẻ con Việt Nam nhất định sẽ cực kỳ thông minh, cực kỳ mạnh mẽ, yêu Việt Nam mãnh liệt và nhân hậu tuyệt vời. Với những công dân như thế làm sao Việt Nam không trở thành cường quốc.

HỎI: Cái khác nhau căn bản nhất giữa học thuyết Tâm Vũ Trụ và các triết học, các tôn giáo của loài người là gì? Ngắn gọn thôi!
ĐXT: Gọi A là thuyết Tâm Vũ Trụ, B là các triết học, các tôn giáo của loài người thì A khác B ở chỗ sau đây:
   B xem loài người là sinh vật duy nhất có ý thức trong vũ trụ (nếu có thêm thì thêm thần, tiên và quỷ dữ; thêm Thiên đường và Địa ngục....tóm lại là hữu hạn) trong khi đó A chứng minh chặt chẽ có vô hạn nền văn minh mạnh hơn hoặc yếu hơn Trái Đất trong vũ trụ và tất cả các nền văn minh đó luôn luôn liên lạc với nhau thông qua Tâm Vũ Trụ. Rằng, ngoài khí trời, thức ăn, nước uống v.v...loài người còn cần đến SYT từ vô hạn các nền văn minh trong vũ trụ đến Trái Đất để tồn tại. Chúng ta có thể nhịn thở được 3 phút nhưng không thể thiếu SYT trong 3 nano giây ! Vâng đó là điều khác nhau căn bản!

HỎI: Định nghĩa huyệt đạo của ông có giống định nghĩa về sự mất ổn định của một hệ thống hay không?
ĐXT: Định nghĩa huyệt đạo của tôi tổng quát hơn nhiều định nghĩa về sự mất ổn định của một hệ thống vì nó không những chỉ ra sự tan vỡ mà còn chỉ ra sự phát triển của hệ thống đó.
HỎI: Thưa TS! Giả sử tôi tạo được một vùng A dù là cực kỳ nhỏ bé nhưng ở đó không có từ trường, không có khối lượng, không có không khí, một vùng chân không tuyệt đối... tức là không có bất kỳ một đối tượng nào. Thử hỏi A có vận động không? Và nếu không vận động thì tôi đã đánh đổ được thuyết Tâm Vũ Trụ của TS rồi vì Tiên đề 1 của TS là:“Mọi đối tượng trong vũ trụ đều vận động
ĐXT: Vì A = A nên A thuộc vũ trụ V.
Tôi đã phát biểu và chứng minh chặt chẽ định lý 1 trong chương 1: “Giữa hai đối tượng bất kỳ bao giờ cũng tồn tại một mối liên hệ“.
Vậy thì giữa cái đối tượng A mà ông vừa mô tả và cái đầu của ông (đối tượng B) chắc chắn có một mối liên hệ f. Vì cái đầu của ông luôn luôn vận động (nếu không ông đã chết rồi) nên rõ ràng f vận động.
Đối tượng đầy đủ A là đối tượng mà tôi đã nhấn mạnh trong chương 1, bao gồm A và mọi mối liên hệ của A với mọi đối tượng trong vũ trụ V nên f là một thành tố tạo nên A. Rõ ràng f vận động nên A cũng vận động.
Xin thưa ông! Tôi đã chứng minh xong.

HỎI: Thưa TS! Mười bốn thành tố tạo nên Tâm Vũ Trụ mà ông mô tả đã đủ chưa? Theo tôi nên có một thành tố thứ 15 là: “Ngoài 14 thành tố trên có thể còn các thành tố khác“.
ĐXT: Như chúng ta đã biết, tất cả các màu sắc của vũ trụ này chỉ được tạo nên bởi 6 màu cơ bản. Mười bốn thành tố trên giống như 6 màu cơ bản. Tổ hợp của chúng, với liều lượng nhất định sẽ tạo nên mọi đối tượng trong vũ trụ. Thành tố thứ mười lăm của giáo sư chỉ là sự tổ hợp của mười bốn thành tố đã trình bày trong thuyết Tâm Vũ Trụ.
HỎI: Toán học cũng như mọi khoa học khác của loài người chỉ là tương đối. Ông khẳng định toán học là công cụ duy nhất để tiến tới chân lý tuyệt đối (Tâm Vũ Trụ) thì cái Tâm Vũ Trụ của ông cũng chỉ là tương đối. Ông tính sao về điều này?
ĐXT: Như phép thiền toán Việt Nam trong chương 8, đến một lúc nào đó người ngồi thiền cảm thấy rằng Toán Học không còn phù hợp với việc tìm chân lý tuyệt đối (Tâm Vũ Trụ) thì chính họ sẽ thay đổi chính Toán Học. Chính vì điều này Toán Học luôn luôn phát triển bởi những người quyết tìm đến chân lý tuyệt đối. Phải có ít nhất là 4 cuộc cách mạng trong Toán Học từ khi nó ra đời. Như vậy Toán Học là một hệ tự điều chỉnh! Một hệ thống nào mà không tự điều chỉnh được thì hệ thống đó vứt đi, một hệ thống không thể dùng để làm công cụ tiến tới chân lý tuyệt đối.
Toán Học đầu tiên với tập hợp cổ điển, tức là để khẳng định một đối tượng có thuộc vào một tập hợp A nào đó không? Chỉ có 2 câu trả lời “không” (0) và “có” (1). Câu trả lời này khiến nhiều nhà triết học cho rằng logic Toán chỉ là logic của các bà nội trợ. Nhưng chính vì thế Toán Học đã phát triển lên một cấp độ mới: Logic mờ và tập hợp mờ của L.A. Zadeh năm 1965. Ở đây, phép biện chứng của Hêghen, của Lão Tử hoàn toàn được mô tả một cách dễ dàng bởi logic mờ và tập mờ.
Toán Học ngày nay còn tiến lên nhiều hơn như thế. Tôi vẫn khẳng định rằng:
    “Toán Học là công cụ duy nhất mà Thượng Đế (Tâm Vũ Trụ) ban cho loài người để loài người tiến tới Chân Lý Tuyệt Đối (Tâm Vũ Trụ) mà không bị lạc lối !”

HỎI: Ông muốn thống nhất các tôn giáo thì chắc chắn ông phải chứng tỏ rằng ông hơn Phật Tổ Như Lai, Chúa Jêsu, Thánh Ala và tất cả các vị Thánh của loài người. Ông nghĩ thế nào?
ĐXT: Tôi sẽ chứng minh ngay để ông thấy. Có những giờ phút tôi hơn hẳn Phật Tổ Như Lai, Chúa Jêsu, Thánh Ala và tất cả các vị Thánh của loài người. Tất nhiên, không phải lúc nào cũng đạt đến trạng thái đó.
Các bạn có biết tôi đã trải qua các cung bậc cao nhất của hạnh phúc tột cùng và khi bình tĩnh lại tôi có thể nói với các bạn rằng: tôi, trong khoảng thời gian từ 2:00pm đến 8:00pm ngày 26-12-2011, đã vượt qua Phật Tổ Như Lai và Đức Chúa Jesu về mặt nhân từ !
Tôi xin trình bầy ngay, không nháp và không suy nghĩ ...
Phật Tổ Như Lai, Chúa Jêsu, Thánh Ala và tất cả các vị Thánh của loài người đều dạy rằng (một cách ngắn gọn) phải tu để loại bỏ cái ác và thu lấy cái thiện !
Các bạn có đồng ý không ?
Nhưng thu lấy cái thiện thì ai cũng hiểu còn loại bỏ cái ác (trong tư duy) thì cái chất thải ý thức này vất đi đâu ?
Các vị trên không bao giờ tính tới !
Thành ra, vì chỉ coi con người là có duy nhất trên Trái Đất nên họ thải các chất thải ý thức đó vào chính không gian ý thức của loài người làm ô nhiễm không gian này giống như người ta thải khí các-bon vào bầu khí quyển !
Có những người nói rằng cái Ác được chuyển hoá thành cái Thiện, cái Xấu được chuyển hoá thành cái Đẹp… Nhưng trong quá trình chuyển hoá đó rất khoát phải có những rác thải dư ra, chứ không thể chuyển hoá hoàn toàn được. Vậy thì những rác thải đó ném đi đâu?
Người này tu được thiện thì người khác trở thành ác độc.
Dân tộc này Văn Minh thì các dân tộc khác man rợ.
Dòng họ này hưng thịnh thì dòng họ khác bị lụi bại.
Giáo phái này hưng thịnh thì giáo phái kia lụi bại v.v...
Và đến tận bây giờ, tại thời điểm cuối năm 2011, với bức thư động viên của PGS.TS. Phạm Công Hà, một tác động vào huyệt đạo khủng khiếp nhất của tôi, đã làm tôi nghĩ ra chỗ đổ đống rác thải Ý thức của loài người ra ngoài Trái Đất với một công nghệ kỳ diệu nhất mà không ảnh hưởng tới các nền Văn Minh ngoài Trái Đất, dù đó là một nền văn minh man rợ hơn Trái Đất rất nhiều lần!
Chỗ thải đó là chỗ nào? Công nghệ đó ra sao?
Thưa với các bạn! Tôi không thể nói được bởi đây là bí mật của Việt Nam ! Từ nay, trí tuệ của dân tộc Việt sẽ phát triển như vũ bão bởi vùng đổ rác thải Ý Thức của dân tộc Việt là một vùng vô hạn.
Các bạn đã thấy tôi hơn Jesu và Như Lai chưa ?
Hồi đầu tiên tất cả các rác thải Ý thức của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là những học sinh chuyên Toán (A0) của trường Đại học Tổng hợp, trường Đại học Sư phạm, Amtesdam, Chu Văn An, Lam Sơn - Nghệ An,v.v… tôi đều đổ vào đầu các bào thai 1 ngày tuổi của các con cháu của các vĩ nhân Trung Hoa...
Các bạn có thấy tôi độc ác còn hơn quỷ Sa Tăng không ?
Nhưng giờ đây tôi nhân từ hơn Đức Phật, hơn tất cả các Thượng đế của loài người rồi!
Có những kẻ kêu gào trên các trang mạng rằng phải tiêu diệt Đỗ Xuân Thọ vì ông ta kêu gọi sự nổi loạn của những người không đi Đạo để chống lại Phật Tổ, chống lại Chúa Jêsu, chống lại Thánh Ala, chống lại Khổng Tử và chống lại Lão Tử… Tất cả những điều đó đều là vu khống! Vì Đỗ Xuân Thọ chỉ muốn dùng công nghệ SYT của mình để làm cho dân tộc này trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.
Chưa bao giờ tôi thấy yêu loài người như bây giờ !
Đấy, tôi đã chứng minh xong rồi đấy!
HỎI: Ông có sợ rằng những người đánh bom cảm tử của Đạo Hồi sẽ tiêu diệt ông không?
ĐXT: Trước hết, tôi không bao giờ dám hỗn láo với Đức Phật Tổ Như Lai, Chúa Jesu, Thánh Ala! Tôi chỉ muốn nói lên sự thật trong buổi thiền từ 2:00pm đến 8:00pm ngày 26-12-2011.
Tôi sợ rằng loài người không hiểu thấu triệt lời dạy của các Vị Thánh đó. Tại sao chúng ta lại không dám vượt qua Họ? Tôi tin rằng nếu Đức Phật Tổ Như Lai, Chúa Jesu, Thánh Ala còn sống thì chắc chắn sẽ khen ngợi tôi bởi Họ muốn các đệ tử của mình vượt qua Họ. Mặc dù tôi không theo một Đạo nào của loài người nhưng trong thâm tâm tôi vô cùng kính trọng các Vị Thánh đó.
Nếu tôi có chết tôi cũng không ân hận.

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Xuân Thọ: Lý giải từ góc độ toán học một số luận điểm cơ bản của triết học về vũ trụ. Tạp chí Triết học tháng 1 năm 2003, Việt Nam
[2] Kelly J.L.: General Topology, New York (USA), 1967
[3] Quine W.V.O: Mathematical logic, Cambridge (USA),1947
[4] Zadeh L.A. : Fuzzy Set,California  (USA) 1965


    

Chịu trách nhiệm xuất bản:
Trưởng ban liên lạc dòng họ Đỗ Việt Nam:
KS. ĐỖ NGỌC LIÊN


Biên tập:
KTS. ĐỖ QUANG HOÀ
PGS.TS. ĐỖ XUÂN TIẾN