Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

VŨ TRỤ HIỂU THEO NGHĨA ĐỖ XUÂN THỌ LÀ MỘT ĐỘNG CƠ VĨNH CỬU

Kết thúc năm 2014 tôi tự hào đã chứng minh được : VŨ TRỤ ( HIỂU THEO NGHĨA ĐỖ XUÂN THỌ) LÀ MỘT ĐỘNG CƠ VĨNH CỬU
1. VŨ TRỤ
Trước khi đưa ra những định lý về Vũ trụ chúng ta phải xây dựng được các khái niệm cơ bản. Các khái niệm này như là vật mang tin. Nó giống như chữ viết và ký hiệu để diễn đạt một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nội dung thông tin chứa trong chúng là vô hạn, đến mức mà cùng với sự phát triển của lý thuyết chính những khái niệm cơ bản này cũng thay đổi. Mặc dù vậy, vận tốc của sự thay đổi này là nhỏ hơn nhiều lần sự thay đổi của các tiên đề, các định lý. Nói một cách khác, chúng “ổn định” hơn các tiên đề, định lý và chúng ta có thể “cứng hoá” các khái niệm đó.
Ta sẽ bắt đầu bằng khái niệm Đối tượng. Đối tượng dùng để chỉ mọi thứ: bát cơm, manh áo, con người, trái đất, hệ mặt trời, thiên hà, ý nghĩ,khái niệm, học thuyết, xã hội, một chính thể v.v... Khái niệm Đối tượng có tác dụng tạo ra một sự khu biệt trong tư duy khi ta xét đến một vật, một thực thể, một khái niệm, một hệ thống v.v... nào đó. Đối tượng, như sau này sẽ thấy, nó gần giống như khái niệm tập hợp nhưng không phải tập hợp vì không có đối tượng nào trống rỗng tuyệt đối.
Tiếp theo là khái niệm Lớp và Tập hợp. Đầu tiên ta tạm hiểu nó như khái niệm lớp và tập hợp cổ điển đã trình bầy trong chương 0 và lớp mờ, tập hợp mờ theo nghĩa của A.L. Zadeh trình bầy trong phụ lục B.
Khái niệm Vô cùng dùng để chỉ sự vô biên, vô tận, không bờ bến, không bị hạn chế v.v...
Duy nhất là khái niệm chỉ sự: chỉ có một không có hai.
Tiếp theo là khái niệm Vận động. Vận động có thể hiểu như sự đổi chỗ trong không gian và thời gian, sự thay đổi trong các phản ứng hoá học, sự phát triển hoặc suy thoái của một quốc gia, một học thuyết hoặc một chính thể. Nó chỉ sự sinh trưởng hoặc chết đi của một sinh vật, sự thay đổi trong tư duy của một con người v.v...
Cùng với sự vận động còn có khái niệm vận tốc, gia tốc v.v...
Như vậy ta đã trình bầy một số khái niệm cơ bản. Nội dung thông tin chứa trong các khái niệm cơ bản là vô hạn, bởi thế không nên hy vọng có thể hiểu được ngay tức thì. Ý nghĩa của chúng sẽ hiện dần ra cùng lý thuyết.
Ta sẽ bắt đầu bằng việc đưa ra quan niệm của chúng ta về Vũ trụ.
Định nghĩa 1 :
Vũ trụ là một lớp V tất cả các đối tượng x sao cho x=x:
V= { x | x = x }.
Định nghĩa 1 nói lên quan niệm của chúng ta về vũ trụ, đó là một lớp các đối tượng sao cho « nó » là « nó » và ngược lại bất cứ một cái gì mà « nó » là « nó » thì nó sẽ thuộc vũ trụ V.
Như sau này chúng ta sẽ thấy, các đối tượng trong Vũ trụ không phải chỉ là những đối tượng rời rạc nằm cạnh nhau mà giữa chúng có những mối liên hệ chằng chịt và chính những mối liên hệ này đã liên kết các đối tượng khác nhau, thậm chí tưởng chừng đối nghich nhau trong Vũ trụ để tạo nên một Vũ trụ hiện tồn.
Cũng theo định nghĩa 1, ta thấy Vũ trụ của thiên văn học chỉ là một phần của Vũ trụ vừa được định nghĩa. Vũ trụ của thiên văn học không chứa hồn của một làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh (với tư cách là một đối tượng) chẳng hạn…
Định lý 1
Giữa hai đối tượng bất kỳ bao giờ cũng tồn tại ít nhất một mối liên hệ
CM: Giả sử A và B là hai đối tượng bất kỳ, V là vũ trụ. Vì A=A nên A thuộc V, vì B=B nên B thuộc V . Khi đó mối liên hệ “A và B cùng thuộc vũ trụ V” hiển nhiên là một trong các mối liên hệ giữa A và B => đ.p.c.m
Định lý này thật ra là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến mà Hêghen đã đề cập nhưng chưa được chứng minh chặt chẽ. Nó được Hêghen xem như một tiên đề.
Từ nay, khi nói đến một đối tượng ta phải hiểu nó cùng với tập hợp các mối liên hệ của nó với các đối tượng khác. Đôi khi để nhấn mạnh ta sẽ gọi là đối tượng đầy đủ.
Định lý 2:
Vũ Trụ V là vô cùng theo mọi phương
CM: Giả sử H là một hệ quy chiếu có gốc O tuỳ ý thuộc vũ trụ V và các trục Oxi , với i thuộc tập các chỉ số C tuỳ ý (C có thể là tập có vô hạn phần tử). Các trụ Oxi là những đường thẳng, làm thành các trục số của tập số thực R. (Sự tồn tại một hệ quy chiếu như thế, trong vật lý có thể còn tranh cãi nhưng trong vũ trụ V của chúng ta , vũ trụ bao gồm cả vật chất và ý thức, là điều hiển nhiên. Ví dụ hệ quy chiếu đó tồn tại ngay trong tư duy của ta chẳng hạn) Ta sẽ chứng minh bằng phản chứng. Giả sử tồn tại một chỉ số j thuộc C sao cho Vũ Trụ V hữu hạn trên trục Oxj. Không giảm tổng quát ta giả sử nó hữu hạn ở phần dương của Oxj (Nếu hữu hạn ở phần âm CM tương tự). Khi đó tồn tại một số thưc A để sao cho mọi đối tượng của V đều có toạ độ theo phương Oxj đều nhỏ hơn hay bằng A. Chọn điểm M có tất cả các toạ độ khác bằng 0 trừ toạ độ trên Oxj là bằng A+1. Rõ ràng A+1>A và M=M nên điểm M (với tư cách là một đối tượng) thuộc vũ trụ V (theo định nghĩa vũ trụ). Sự vô lý này chứng tỏ V vô hạn trên Oxj suy ra không tồn tại một chỉ số i nào thuộc C để vũ trụ V hữu hạn theo phương Oxi => điều phải chứng minh.
Chú ý: Việc chọn các trục tọa độ là đường thẳng chỉ là một trong vô hạn cách chọn để nhấn mạnh và làm dễ hiểu cho độc giả. Các trục tọa độ của hệ quy chiếu H có thể là bất cứ cái gì: đường cong, một sợi tư duy thậm chí chỉ là một ước mơ… trong đầu của một người nào đó (ở Trái Đất hoặc ngoài Trái Đất).
Như vậy ta đã chứng minh được một định lý vô cùng quan trọng. Từ định lý 2 ta thấy Vũ Trụ V của chúng ta khác xa với Vũ Trụ hiểu theo nghĩa A.Einstein
Đến đây ta đưa ra một định lý rất quan trọng.
Định lý 3
Vũ trụ là duy nhất
CM: Giả sử V1và V2 là hai Vũ trụ khác nhau. Khi đó với đối tượng d bất kỳ thuộc V1 thì suy ra d=d do V1 là vũ trụ. Mặt khác vì d = d nên d thuộc V2 vì V2 cũng là vũ trụ. Suy ra V1 được chứa trong V2 (1). Ngược lại với đối tượng d bất kỳ thuộc V2 thì d =d do V2 là vũ trụ. Mặt khác vì d = d nên d thuộc V1 vì V1 cũng là vũ trụ. Suy ra V2 được chứa trong V1 (2). Từ (1) và (2) suy ra V1 trùng với V2. Suy ra đ.p.c.m.
Định lý 3 khẳng định Vũ trụ của chúng ta là duy nhất, không có Vũ trụ thứ hai.
Định lý Vận Động
Mọi đối tượng trong Vũ trụ đều luôn luôn vận động.
CM: Theo định lý 2: Vũ trụ V là vô cùng theo mọi phương. Ta chọn phương w: "Các đối tượng luôn luôn vận động" theo phương w của vũ trụ V là vô hạn. Điều này chứng tỏ có vô số các đối tượng luôn luôn vận động. Gọi Đ là tập hợp tất cả những đối tượng luôn luôn vận động của Vũ trụ V
Bây giờ giả sử tồn tại một đối tượng A thuộc V và A không vận động. Vì Đ khác trống nên theo tiên đề chọn (chương 0), ta luôn chọn được một đối tượng B thuộc Đ. Theo định lý 1, giữa A và B luôn có ít nhất một mối liên hệ .
Ta lại áp dụng định lý 2 một lần nữa bằng cách xây dựng phương z như sau: z là phương mà: "Các mối liên hệ trong vũ trụ V giữa A và B luôn luôn vận động". Theo định lý 2, z vô hạn. Gọi H là tập các mối liên hệ giữa A và B luôn luôn vận động. Do tập H khác trống, theo tiên đề chọn, ta chọn được mối liên hệ f.
Vì f luôn luôn vận động. Theo khái niệm đối tượng, đối tượng, A là A và tập hợp tất cả những mối liên hệ của A với mọi đối tượng trong Vũ Trụ V (trong đó có mối liên hệ f). Suy ra A luôn luôn vận động. Suy ra điều phải chứng minh.
Tôi vô cùng hạnh phúc bởi từ nay, thuyết Tâm Vũ Trụ không còn một điều gì phải công nhận (tức là các Tiên Đề) trừ các tiên đề của Toán Học...
Định lý Vận Động mà tôi chứng minh ở trên, ngắn gọn chỉ hơn chục dòng thế mà Hêghen, Kant, Phơ-bách, Kinh dịch, Đạo Phật, Lão Tử, Trang Tử, Mác-Lênin... thậm chí mọi triết học đều phải coi nó là tiên đề và tốn không biết bao nhiêu giấy mực để giải thích về nó chứ chưa chứng minh được... Các bạn có hiểu tôi sướng đến mức nào không ? Và Vũ Trụ là một ĐỘNG CƠ VĨNH CỬU

1 nhận xét: